Trong những năm gần đây, chúng ta đã chứng kiến rất nhiều sự biến động đáng kể như sự gián đoạn trong chuỗi cung ứng, lạm phát lịch sử, bất ổn địa chính trị và mức ảnh hưởng nghiêm trọng từ đại dịch toàn cầu chưa từng có cũng như các đợt phong tỏa tương ứng đã ảnh hưởng mạnh mẽ như thế nào đối với các doanh nghiệp. Đối với nhiều nhà lãnh đạo doanh nghiệp, việc điều hướng kinh doanh để thích nghi với những biến động này chưa bao giờ khó khăn hơn thế. May mắn thay, tồn tại song song với những thách thức hiện hữu chính là các giải pháp công nghệ mới được tiên phong để giúp các nhà lãnh đạo doanh nghiệp có tư duy tiến bộ, từ đó giúp định vị doanh nghiệp của họ phát triển trong những năm đầy biến động sắp tới.

Và quan trọng hơn hết để đảm bảo doanh nghiệp có thể nắm bắt được cơ hội để thành công trong thời gian ngắn chính là phải cập nhật và ứng dụng các xu hướng công nghệ hàng đầu vào hệ thống của doanh nghiệp. Xét cho cùng, nếu doanh nghiệp chưa bắt đầu trang bị cho tổ chức của mình đón nhận những tiến bộ công nghệ hàng đầu được dự đoán là sẽ bùng nổ trong năm 2023, chắc chắn doanh nghiệp sẽ bị tụt lại phía sau!

Top 10 xu hướng công nghệ 2023

Top 10 xu hướng công nghệ bùng nổ trong năm 2023

Với mục tiêu giúp doanh nghiệp nắm bắt cơ hội đó, hãy cùng Sunteco tìm hiểu top 10 công nghệ chính sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2023, từ đó, doanh nghiệp có thể cân nhắc ứng dụng các công nghệ mới vào hệ thống của mình để tối ưu hóa vì một tương lai tươi sáng hơn, thành công hơn.

1. Nền tảng điện toán đám mây 

Việc áp dụng nền tảng điện toán đám mây đã là một thành phần chính của quá trình chuyển đổi kỹ thuật số trong hơn một thập kỷ và đương nhiên trong năm 2023 gần như chắc chắn sẽ là một năm bùng nổ nữa cho các chiến lược áp dụng nền tảng điện toán đám mây tinh vi hơn, dành riêng cho ngành và tổ chức. Bằng cách kết hợp của phần mềm dưới dạng dịch vụ (SaaS), nền tảng dưới dạng dịch vụ (PaaS) và cơ sở hạ tầng dưới dạng dịch vụ (IaaS), nền tảng tích hợp điện toán đám mây sẽ đáp ứng các khả năng hỗ trợ cụ thể các trường hợp ứng dụng trong ngành.

nền tảng điện toán đám mây

Điểm sáng đáng chú ý chính là có tới 95% doanh nghiệp cho rằng công nghệ của Hybrid Cloud và Multi Cloud được lựa chọn để phát triển doanh nghiệp

Theo Grand View Research, thị trường điện toán biên sẽ đạt 155,9 tỷ USD vào năm 2030, với tốc độ CAGR là 38,9%. Bên cạnh đó, Gartner cũng dự báo đến năm 2027, hơn 50% doanh nghiệp sẽ sử dụng nền tảng điện toán đám mây ngành để thúc đẩy các sáng kiến kinh doanh của doanh nghiệp. Tiếp đến báo cáo từ Flexera , rằng 93% doanh nghiệp được khảo sát đều lựa chọn chiến lược Hybrid Cloud hoặc Multi Cloud và có tới 86% doanh nghiệp cam kết sẽ tăng đầu tư vào việc vận hành của hai xu hướng công nghệ này. Điểm sáng đáng chú ý chính là có tới 95% doanh nghiệp cho rằng công nghệ của Hybrid Cloud và Multi Cloud được lựa chọn để phát triển doanh nghiệp.

2. Trí tuệ nhân tạo AI

Dự đoán công nghệ tiếp sẽ bùng bổ vào năm 2023 chính là trí tuệ nhân tạo AI. Sử dụng phản hồi theo thời gian thực cho dữ liệu và mục tiêu mới, AI thích ứng cho phép tích hợp nhanh chóng với nhu cầu không ngừng phát triển của bối cảnh kinh doanh trong thế giới thực. Giá trị do AI mang lại là rõ ràng, nhưng việc triển khai các hệ thống này đòi hỏi hệ thống ra quyết định tự động phải được tái cấu trúc hoàn toàn, điều này sẽ có tác động đáng kể đến kiến trúc quy trình của nhiều doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, trí tuệ nhân tạo AI với điểm mạnh là không cần mã, các giao diện kéo và thả dễ dàng, AI sẽ cho phép mọi doanh nghiệp tận dụng sức mạnh của nó để tạo ra các sản phẩm và dịch vụ thông minh hơn đặc biệt là sẽ được ứng dụng mạnh mẽ trong thị trường bán lẻ, mua sắm và giao hàng tự động, không tiếp xúc cũng sẽ là một xu hướng lớn trong năm 2023. AI sẽ giúp người tiêu dùng dễ dàng thanh toán và nhận hàng hóa và dịch vụ hơn.

Đối với ngành công nghiệp, trí tuệ nhân tạo AI cũng sẽ tăng cường gần như mọi công việc trong mọi quy trình kinh doanh, ví dụ, nhiều nhà bán lẻ sẽ sử dụng AI để quản lý và tự động hóa các quy trình quản lý hàng tồn kho phức tạp diễn ra bên trong, từ đó dẫn đến các xu hướng tiện lợi như mua trực tuyến-nhận hàng tại lề đường (BOPAC), mua trực tuyến-nhận hàng tại cửa hàng (BOPIS), và mua-trả-lại-tại-cửa-hàng (BORIS), sẽ trở thành tiêu chuẩn.

machine-learning

Dự đoán công nghệ tiếp sẽ bùng bổ vào năm 2023 chính là trí tuệ nhân tạo AI

AI cũng sẽ là động cơ đằng sau các sáng kiến giao hàng tự động mới nhất mà các nhà bán lẻ đang thử nghiệm và triển khai, đồng thời ngày càng nhiều nhân viên bán lẻ sẽ cần phải làm quen với cách thức làm việc cùng với máy móc để thực hiện công việc của họ.

3. Metaverse

Metaverse được dự đoán sẽ là công nghệ sẽ bùng nổ mạnh mẽ tiếp theo trong năm 2023, cùng đi đôi với Metaverse chính là sự tiếp tục phát triển của công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR). Theo báo cáo của Statista, thị trường AR và VR đã cán mốc 28 tỷ USD năm 2021 và kỳ vọng sẽ cán mốc 250 tỷ USD vào năm 2028. Công nghệ này sẽ được sử dụng rộng rãi trong lĩnh vực giáo dục để hỗ trợ sinh viên hiểu các khía cạnh thực tế của lý thuyết, đặc biệt là trong đào tạo chăm sóc sức khỏe, nơi giúp bác sĩ phẫu thuật thực hành thực hiện các thao tác.

Ngoài ra, Metaverse cho phép mọi người sao chép hoặc tăng cường hoạt động thể chất của họ. Điều này có thể xảy ra bằng cách vận chuyển hoặc mở rộng các hoạt động thể chất sang thế giới ảo hoặc bằng cách biến đổi thế giới thực. Đó là một sự đổi mới kết hợp được tạo thành từ nhiều chủ đề và khả năng công nghệ.

metaverse

Metaverse chính là sự tiếp tục phát triển của công nghệ thực tế ảo (VR) và thực tế tăng cường (AR)

Theo dự đoán của Gartner đến năm 2027, sẽ có hơn 40% các tổ chức lớn trên toàn thế giới sẽ sử dụng kết hợp Web3, nền tảng đám mây AR và cặp song sinh kỹ thuật số trong các dự án dựa trên Metaverse nhằm tăng doanh thu. Bởi vì theo Gartner, Meatverse sở hữu một không gian chia sẻ 3D ảo tập thể, được tạo ra bởi sự hội tụ của thực tế vật lý và kỹ thuật số hầu như được nâng cao. Một metaverse bền bỉ, mang lại trải nghiệm nhập vai nâng cao. Tương lai sẽ là một metaverse hoàn chỉnh sẽ độc lập với thiết bị và sẽ không thuộc sở hữu của một nhà cung cấp duy nhất nào trên thị trường. Metaverse sẽ có một nền kinh tế ảo của chính nó, được kích hoạt bởi các loại tiền kỹ thuật số và mã thông báo không thể thay thế (NFT).

4. Web3

Web 3 là một thuật ngữ ám chỉ tương lai của web. Đó là một mạng internet mới được xây dựng trên công nghệ chuỗi khối và mạng ngang hàng. Web 3 cung cấp trải nghiệm an toàn, minh bạch và thân thiện với người dùng hơn so với web hiện tại. Nó cũng linh hoạt và cởi mở hơn, cho phép cộng tác và chia sẻ nhiều hơn giữa những người dùng. Bên cạnh đó, Web 3 cũng nhằm mục đích giải quyết các mối lo ngại về quyền riêng tư bằng cách sử dụng các hợp đồng chống giả mạo và hợp đồng thông minh được thực hiện tự động như một phần của quy trình giao dịch, nó sẽ giúp tăng tốc thời gian tải trang web bằng cách sử dụng công nghệ chuỗi khối để phân phối dữ liệu trên nhiều nút.

web 3 quá trình

Web 3 cung cấp trải nghiệm an toàn, minh bạch và thân thiện với người dùng hơn so với web hiện tại

Công nghệ Blockchain cũng sẽ phát triển đáng kể vào năm 2023 khi các công ty tạo ra nhiều sản phẩm và dịch vụ phi tập trung hơn. Ví dụ: nếu bạn đang lưu trữ mọi thứ trên nền tảng điện toán đám mây — nhưng nếu bạn phân quyền lưu trữ dữ liệu và mã hóa dữ liệu đó bằng công nghệ chuỗi khối (Blockchain), thì thông tin của bạn không chỉ an toàn hơn mà còn có những cách sáng tạo để truy cập và phân tích thông tin đó.
Mã thông báo không thể thay thế (NFT) sẽ trở nên hữu dụng và thiết thực hơn trong năm 2023. Ví dụ: vé NFT xem các buổi hòa nhạc sẽ có khả năng cung cấp cho bạn quyền truy cập vào các trải nghiệm và kỷ vật ở hậu trường NFT có thể là chìa khóa để người dùng lựa chọn sử dụng để tương tác với nhiều sản phẩm và dịch vụ kỹ thuật số dễ dàng hơn.

5. Công nghệ bền vững

Cho đến gần đây, thế giới công nghệ đã tập trung vào việc thúc đẩy sức mạnh của các công nghệ mới. Nhưng khi công nghệ ngày càng được tích hợp vào mọi khía cạnh trong cuộc sống của chúng ta, chúng ta đang chứng kiến những khoản đầu tư mới vào công nghệ tiết kiệm năng lượng và công nghệ thúc đẩy các hoạt động bền vững.

Vì vậy, sự thúc đẩy hướng tới công nghệ bền vững sẽ dự đoán bùng hơn hơn vào năm 2023. Hầu hết mọi người trong chúng ta sẽ nghiện một số các công nghệ ngày nay như điện thoại thông minh, máy tính bảng hoặc máy tính — nhưng các thành phần cấu thành này đến từ đâu để sản xuất thành các thiết bị yêu thích của chúng ta? Mọi người sẽ suy nghĩ nhiều hơn về nguồn gốc của các thành phần đất hiếm cho những thứ như chip máy tính và cách chúng ta tiêu thụ chúng.

Phần mềm quản lý khí thải và AI, truy xuất nguồn gốc và phân tích hiệu quả năng lượng đều cho phép cả hai nhà phát triển xây dựng công nghệ tập trung vào tính bền vững và cho phép các nhà lãnh đạo doanh nghiệp khám phá thị trường mới và cơ hội để phát triển bền vững.

công nghệ bền vững

Theo Gartner chi tiêu cho tính bền vững đã tăng trung bình 5,8% kể từ năm 2017

Vào năm 2023, chúng ta sẽ chứng kiến sự thúc đẩy liên tục hướng tới việc làm cho chuỗi cung ứng trở nên minh bạch hơn, khi người tiêu dùng yêu cầu rằng các sản phẩm và dịch vụ mà họ đầu tư vào phải tiết kiệm năng lượng và được hỗ trợ bởi công nghệ bền vững hơn. Theo báo cáo của Gartner lưu ý chi tiêu cho tính bền vững đã tăng trung bình 5,8% kể từ năm 2017.

6. Siêu ứng dụng (Superapps)

Siêu ứng dụng chính là sự kết hợp các tính năng, một nền tảng và một hệ sinh thái kỹ thuật số trong một ứng dụng duy nhất, các siêu ứng dụng cung cấp một nền tảng mà từ đó các bên thứ ba có thể phát triển và xuất bản các ứng dụng nhỏ của riêng họ. Người dùng cuối có thể kích hoạt micro hoặc minapps trong siêu ứng dụng, cho phép trải nghiệm ứng dụng được cá nhân hóa hơn. Ví dụ như các siêu ứng dụng đã tạo ra làn sóng ở Châu Á mạnh mẽ trên các nền tảng như: WeChat, AliPay, và Gojek.

siêu ứng dụng

Gartner dự đoán rằng hơn 50% dân số toàn cầu sẽ là những người sử dụng tích cực hàng ngày của nhiều siêu ứng dụng

Đến năm 2027, Gartner dự đoán rằng hơn 50% dân số toàn cầu sẽ là những người sử dụng tích cực hàng ngày của nhiều siêu ứng dụng. Theo Karamouzis cho biết: “Mặc dù hầu hết các ví dụ về siêu ứng dụng là ứng dụng dành cho thiết bị di động, nhưng khái niệm này cũng có thể được áp dụng cho các ứng dụng khách trên máy tính để bàn, chẳng hạn như Microsoft Teams và Slack, với điểm mấu chốt là một siêu ứng dụng có thể hợp nhất và thay thế nhiều ứng dụng để khách hàng hoặc nhân viên sử dụng,”.

7. Hệ thống miễn dịch số (Digital Immune System) 

Vài năm vừa qua, chúng ta đã chứng kiến sự tập trung vô song vào rủi ro, cả trong thế giới vật chất và kỹ thuật số. Mối lo ngại về an ninh mạng ngày càng trở nên gay gắt, khi vi phạm dữ liệu và các vấn đề khác về an ninh mạng ngày càng trở nên tinh vi hơn.

improve-software-quality-with-digital-immunity-0

May mắn thay, các phương pháp bảo vệ chống lại những nhóm tội phạm trực tuyến, gửi thư rác và những gây hại trực tuyến không mong muốn khác cũng đang dần được cải thiện. Thông qua quan sát, tự động hóa và những phát triển mới nhất trong thiết kế, một hệ thống kỹ thuật số miễn dịch mạnh mẽ có thể làm giảm thiểu đáng kể những rủi ro vận hành và các lỗi bảo mật.

Theo dự báo vào năm 2025 của Gartner, các doanh nghiệp đầu tư vào việc xây dựng khả năng miễn dịch số sẽ giảm thời gian ngừng hoạt động của hệ thống lên tới 80% và điều đó chuyển trực tiếp thành doanh thu cao hơn.

8. Tiến trình lượng tử

Ngay bây giờ, có một cuộc chạy đua trên toàn thế giới để phát triển điện toán lượng tử trên quy mô lớn. Điện toán lượng tử, sử dụng các hạt hạ nguyên tử để tạo ra các cách xử lý và lưu trữ thông tin mới, là một bước nhảy vọt về công nghệ được kỳ vọng sẽ mang đến cho chúng ta những chiếc máy tính có khả năng hoạt động nhanh hơn hàng nghìn tỷ lần so với các bộ xử lý truyền thống nhanh nhất hiện nay.

tiến trình lượng tử

Những chiếc máy tính có khả năng hoạt động nhanh hơn hàng nghìn tỷ lần so với các bộ xử lý truyền thống nhanh nhất hiện nay

Mối nguy hiểm tiềm ẩn của điện toán lượng tử là nó có thể khiến các hoạt động mã hóa hiện tại của chúng ta trở nên vô dụng — vì vậy, bất kỳ quốc gia nào phát triển điện toán lượng tử trên quy mô lớn đều có thể phá vỡ mã hóa của các quốc gia, doanh nghiệp, hệ thống bảo mật khác, v.v. Đây là xu hướng cần theo dõi cẩn thận vào năm 2023 khi các quốc gia như Mỹ, Anh, Trung Quốc và Nga đổ tiền vào phát triển công nghệ điện toán lượng tử.

9. Wifi-6 và mạng 5G

Theo Vneconomy, trong năm 2023 sẽ tiếp tục bùng nổ công nghệ về việc triển khai 5G trên toàn cầu vẫn tiếp tục mở rộng nhằm cải thiện băng thông rộng di động và cho phép người dùng tải xuống nhanh hơn. Ở phiên bản mới nhất, WiFi 6 phát triển tương tự như 5G ngoại trừ việc thay thế tần số cũ bằng tần số 6Ghz, Wifi 6 sẽ giúp phân tán Internet với dung lượng lớn hơn. Kết quả là, nhân viên làm việc trong các tập đoàn lớn có thể được hưởng lợi từ Internet tốc độ cao ổn định từ đó sẽ giúp hiệu quả làm việc tăng cao hơn. Và quá trình triển khai sẽ cần một khoảng thời gian để mạng 5G và các nâng cấp mạng tiếp theo được triển khai trên toàn thế giới.

Theo khảo sát gần đây của Deloitte cho biết, 86% các giám đốc điều hành mạng tin rằng công nghệ không dây tiên tiến sẽ mang lại thay đổi đáng kể cho tổ chức của họ trong vòng 3 năm tới. Tốc độ kết nối cao hơn sẽ giúp họ hoàn thành công việc nhanh hơn trong thời gian ngắn hơn.

5G-vs-WiFi6

Deloitte cho biết, 86% các giám đốc điều hành mạng tin rằng công nghệ không dây tiên tiến sẽ mang lại thay đổi đáng kể cho tổ chức của họ trong vòng 3 năm tới

Chúng ta vẫn chỉ mới bắt đầu khám phá bề nổi của giá trị thu được từ việc tích hợp công nghệ không dây thông qua một hệ sinh thái rộng lớn, được kết nối với nhau.Trong những năm tới đây, chúng ta sẽ thấy các điểm cuối không dây có khả năng cảm nhận, sạc điện tử, định vị và theo dõi con người và mọi thứ vượt xa khả năng giao tiếp của điểm cuối truyền thống. Một bước nữa để tối ưu hóa dữ liệu đã thu thập, mạng hiện thực hóa giá trị không dây cung cấp thông tin chi tiết và phân tích theo thời gian thực, cũng như cho phép các hệ thống khai thác trực tiếp năng lượng mạng.

10. Robots

Vào năm 2023, rô-bốt sẽ càng giống con người hơn — về ngoại hình lẫn khả năng. Những loại robot này sẽ được sử dụng trong thế giới thực với vai trò là người chào đón sự kiện, người pha chế rượu, người hướng dẫn khách và bạn đồng hành cho người lớn tuổi. Họ cũng sẽ thực hiện các nhiệm vụ phức tạp trong nhà kho và nhà máy khi họ làm việc cùng với con người trong sản xuất và hậu cần.

robot Optimus tesla

Vào năm 2023, rô-bốt sẽ càng giống con người hơn — về ngoại hình lẫn khả năng

Ví dú: tại Tesla AI Day vào tháng 9 năm 2022, Elon Musk đã tiết lộ hai nguyên mẫu robot hình người Optimus, đồng thời cho biết công ty sẽ sẵn sàng nhận đơn đặt hàng trong vòng 3 đến 5 năm tới. Rô-bốt có thể thực hiện các nhiệm vụ đơn giản như nâng vật dụng và tưới cây — vì vậy có lẽ chúng ta sẽ sớm có thể có “quản gia rô-bốt” giúp việc nhà.

Tổng kết

Các xu hướng công nghệ trên có thể thay đổi tùy thuộc vào những biến động không ngừng từ thị trường. Nắm bắt được cơ hội từ top 10 các xu hướng công nghệ sẽ bùng nổ mạnh mẽ trong năm 2023 sẽ là chìa khoá để giúp doanh nghiệp có thể chuẩn bị các chiến lược để thúc đẩy những điểm mạnh của doanh nghiệp, từ đó, sẽ có thể làm giảm sự gián đoạn để tạo ra cơ hội phát triển đáng kể trong vòng 5 đến 10 năm tới.

Trải nghiệm hệ sinh thái Sunteco Cloud hoàn toàn miễn phí ngay hôm nay

One thought on “Top 10 xu hướng công nghệ bùng nổ trong năm 2023

  1. Pingback: Top 6 tin tức công nghệ nổi bật năm 2022 - Sunteco | Beyond The Clouds

Comments are closed.