Đối với hầu hết các doanh nghiệp đang cân nhắc việc chuyển hệ thống CNTT truyền thống (on-premise) sang nền tảng điện toán đám mây (cloud), thì việc đầu tiên cần hiểu rằng ngoài những lợi ích tuyệt vời và hữu ích từ nền tảng điện toán đám mây, nó vẫn sẽ đi kèm với những thách thức đáng kể bao gồm cải thiện tính khả dụng và độ trễ, điều phối quy mô tự động, quản lý các kết nối phức tạp, mở rộng quy trình phát triển một cách hiệu quả và giải quyết các thách thức về bảo mật trên hệ thống điện toán đám mây.

Top 7 công ty thành công khi chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây

Mặc dù những tiến bộ trong ảo hóa và container hóa (ví dụ: Docker, Kubernetes) đang giúp nhiều doanh nghiệp giải quyết những thách thức này, tuy nhiên di chuyển hệ thống on-premise sang hệ thống điện toán đám mây không phải là vấn đề đơn giản. Trong bài viết này, Sunteco Cloud sẽ tổng hợp 7 case-studies điển hình và thành công trong việc chuyển đổi hệ thống on-premise sang nền tăng điện toán đám mây mà bạn có thể cân nhắc và học hỏi.

#1 Betabrand: Bare Metal to Cloud

Bare Metal to Cloud

Betabrand (thành lập vào năm 2005) là một công ty thương mại điện tử bán lẻ quần áo có nguồn gốc từ cộng đồng, được tài trợ bởi cộng đồng với mực đích là chuyên thiết kế, sản xuất và phát hành các sản phẩm với số lượng có hạn thông qua trang web của mình.

– Mục tiêu chuyển đổi hệ thống lên cloud

Batebrand phải vật lộn với những khó khăn về việc bảo trì và thiếu khả năng mở rộng của cơ sở hạ tầng để hỗ trợ hoạt động của họ. Việc lập kế hoạch và bổ sung công suất cho hệ thống lại mất quá nhiều thời gian và còn làm tăng thêm chi phí. Bên cạnh đó, họ cũng cần khả năng xử lý lượng truy cập trang web tăng vọt tốt hơn vào những mùa cao điểm và hệ thống hiện tại lại không đáp ứng được.

– Những bài học rút ra chính

  • Với việc lập kế hoạch, chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây có thể là một quá trình đơn giản: Cụ thể, quá trình chuyển đổi từ hệ thống on-premise lên nền tảng điện toán đám mây của Betabrand vào năm 2017 diễn ra suôn sẻ và rất đơn giản. Thức tế trước khi chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây, họ đã tạo nhiều cụm trong GKE và thực hiện một số chuyển đổi thử nghiệm, xác định các bước phù hợp để đảm bảo khi quá trình chuyển đổi sẽ diễn ra thành công.
  • Đám mây hợp lý hóa việc kiểm tra tải: Betabrand đã nhanh chóng tạo ra một bản sao các dịch vụ sản xuất của mình mà họ có thể sử dụng trong thử nghiệm tải. Các thử nghiệm cho thấy các đường dẫn mã hoạt động kém mà chỉ được hiển thị khi tải nặng. Từ đó, họ có thể khắc phục những sự cố trước ngày lễ hội mua sắm Black Friday.
  • Khả năng mở rộng của nền tảng điện toán đám mây là chìa khóa dẫn đến sự hài lòng của khách hàng. Là một doanh nghiệp thương mại điện tử đang phát triển nhanh, Betabrand nhận ra rằng họ không thể chịu được thời gian ngừng hoạt động hoặc sự chậm trễ của bare metal. Cơ sở hạ tầng điện toán đám mây của họ cũng sẽ tự động giãn nỡ cho phù với nhu cầu thực tế, từ đó, giúp họ tránh các rắc rối và giữ chân được khách hàng sử dụng sàn thương mại điện tử của mình. Chỉ riêng yếu tố này đã nhấn mạnh tầm quan trọng chiến lược của việc chuyển đổi lên hệ thống điện toán đám mây trong các tổ chức kinh doanh như Betabrand.

#2 Spotify: Bare Metal to Cloud

Spotify

Spotify (thành lập vào năm 2006) là nhà cung cấp dịch vụ truyền thông chủ yếu tập trung vào nền tảng phát trực tuyến âm thanh, cho phép người dùng tìm kiếm, nghe và chia sẻ nhạc cũng như podcast.

– Mục tiêu chuyển đổi hệ thống lên cloud

Đội ngũ kỹ sư và lãnh đạo của Spotify đã chia sẻ và đồng ý rằng: Các trung tâm dữ liệu nội bộ khổng lồ của công ty rất khó để bảo dưỡng và duy trì, và họ không trực tiếp phục vụ mục tiêu của công ty là trở thành “dịch vụ âm nhạc tốt nhất trên thế giới”. Họ muốn giải phóng các kỹ sư của Spotify để tập trung vào sự đổi mới. Họ bắt đầu lên kế hoạch chuyển sang Google Cloud Platform (GCP) vào năm 2015, với hy vọng giảm thiểu sự gián đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm và giảm thiểu chi phí cũng như độ phức tạp của hoạt động kết hợp.

– Những bài học rút ra chính

  • Việc thu hút sự buy-in của các bên liên quan là điều quan trọng: Spotify đã cẩn thận hỏi ý kiến các kỹ sư của mình về tầm nhìn của từng người, từ đó, một khi họ có thể thấy được công việc của mình sẽ như thế nào trong tương lai, các kỹ sư sẽ là những người ủng hộ công ty hết mình.
  • Không nên vội vàng chuẩn bị cho quá trình chuyển đổi: Nhóm chuyển đổi hệ thống chuyên dụng của Spotify đã dành thời gian để điều tra các chiến lược chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây khác nhau và xây dựng trường hợp sử dụng cho thấy lợi ích của điện toán đám mây đối với doanh nghiệp của mình. Họ đã cẩn thận lập bản đồ tất cả các phương án dự phòng và trường hợp có thể xảy ra. Họ cũng đã làm việc với Google để xác định và sắp xếp các chiến lược và giải pháp điện toán đám mây phù hợp nhất với doanh nghiệp mình.
  • Tập trung và cống hiến sẽ được trả cổ tức rất lớn: Nhóm di chuyển chuyên dụng của Spotify đã giữ mọi thứ đi đúng hướng và có trọng tâm, đảm bảo mọi người liên quan đều nhận thức được kinh nghiệm và bài học đã học. Ngoài ra, vì các nhóm kỹ sư hoàn toàn tập trung vào nỗ lực di chuyển, họ có thể hoàn thành nó nhanh hơn, giảm sự gián đoạn trong quá trình phát triển sản phẩm

#3 Waze: Cloud to Multi-cloud

Waze

Waze (thành lập vào năm 2006; được Google mua lại vào năm 2013) là một ứng dụng điều hướng hỗ trợ GPS sử dụng dữ liệu vị trí của người dùng trong thời gian thực và các báo cáo do người dùng gửi để đề xuất các tuyến đường được tối ưu hóa.

– Mục tiêu chuyển đổi hệ thống lên cloud

Mặc dù Waze đã chuyển sang sử dụng nền tảng điện toán đám mây từ rất sớm, nhưng tốc độ phát triển nhanh chóng của họ đã nhanh chóng dẫn đến các vấn đề sản xuất gây ra painful rollbacks không đáng có, dẫn đến những tắc nghẽn và các phức tạp khác. Họ cần nhận được sự phản hổi nhanh chóng từ người dùng trong khi đó vẫn phải giảm thiểu hoặc loại bỏ các vấn đề sản xuất của họ.

– Những bài học rút ra chính

  • Một số mô hình kinh doanh có thể phù hợp hơn với nhiều nền tảng điện toán đám mây: Các chiến lược điện toán đám mây không phải là một thứ sẽ phù hợp với tất cả. Tính ổn định và độ tin cậy của Waze phụ thuộc vào việc tránh thời gian chết, triển khai các bản sửa lỗi nhanh chóng và đảm bảo khả năng phục hồi của hệ thống sản xuất của họ. Chạy trên hai nền tảng điện toán đám mây cùng một lúc sẽ giúp được họ tránh được tất cả những sự cố trên có thể xảy ra.
  • Các kỹ sư của Waze không cần phải là chuyên gia về điện toán đám mây để triển khai hệ thống hiệu quả: Spinnaker hợp lý hóa việc triển khai đa đám mây cho Waze để các nhà phát triển có thể tập trung vào việc phát triển, thay vì trở thành chuyên gia đám mây.
  • Việc triển khai phần mềm thường xuyên hơn không đồng nghĩa với việc giảm độ ổn định / độ tin cậy khi phân phối liên tục có thể giúp bạn ra thị trường sớm hơn, cải thiện chất lượng trong khi giảm rủi ro và chi phí.

#4 Dropbox: Cloud to Hybrid

Dropbox-1

Dropbox (thành lập vào năm 2007) là dịch vụ lưu trữ tệp cung cấp giải pháp lưu trữ trên nền tảng đám mây và đồng bộ hóa tệp cho khách hàng.

– Mục tiêu chuyển đổi hệ thống lên cloud

Dropbox đã phát triển hoạt động kinh doanh của mình bằng cách sử dụng nền tảng điện toán đám mây – cụ thể là dịch vụ của Amazon S3 (Dịch vụ lưu trữ đơn giản) – để lưu trữ dữ liệu trong khi vẫn sẽ giữ lại metahouse trên hệ thống on-premise. Theo thời gian, Dropbox sợ rằng mình sẽ trở nên quá phụ thuộc vào Amazon: không chỉ chi phí ngày càng tăng khi nhu cầu lưu trữ của họ tăng lên mà Amazon còn đang lên kế hoạch cung cấp dịch vụ tương tự như Amazon WorkDocs. Dropbox đã lấy lại dung lượng lưu trữ của họ để giúp họ giảm chi phí, tăng khả năng kiểm soát và duy trì lợi thế cạnh tranh.

– Những bài học rút ra chính

  • Cơ sở hạ tầng on-premise có thể vẫn phù hợp với một số doanh nghiệp: Vì sản phẩm cốt lõi của Dropbox dựa vào khả năng truy cập và lưu trữ dữ liệu cần một cách nhanh chóng, đáng tin cậy nên họ cần đảm bảo hiệu suất cao nhất nhưng vẫn phải đi đôi với chi phí bền vững. Hoạt động nội bộ đòi hỏi một khoản đầu tư lớn, nhưng việc cải thiện hiệu suất và giảm chi phí có thể phục vụ cho hoạt động kinh doanh cho họ tốt hơn về lâu dài. Khi Dropbox hiểu được bức tranh lớn đó, họ phải tính toán lại tầm quan trọng chiến lược sử dụng nền tảng điện toán đám mây đối với doanh nghiệp của mình.
  • Vấn đề kích cỡ: Như Wired đã trình bày trong bài viết chi tiết về động thái này, các doanh nghiệp cung cấp nền tảng điện toán đám mây không phải là tổ chức từ thiện. Luôn luôn có một khoản lợi nhuận, một mức lợi nhuận ở đâu đó. Nếu một doanh nghiệp đủ lớn – như Dropbox – thì có thể hợp lý khi phải gánh chịu những khó khăn khi xây dựng một mạng nội bộ khổng lồ. Nhưng một rủi ro lớn đối với các doanh nghiệp như Dropbox có thể ảnh hưởng đến sự phát triển và làm trì trệ các hoạt động kinh doanh.

#5 GitLab: Cloud to Cloud

Gitlab

GitLab (thành lập vào năm 2011) là một công ty mở với cốt lõi là cung cấp một ứng dụng duy nhất hỗ trợ toàn bộ vòng đời của DevOps cho hơn 100.000 tổ chức.

– Mục tiêu chuyển đổi hệ thống lên cloud

Ứng dụng cốt lõi của GitLab cho phép các nhóm phát triển phần mềm cộng tác trong các dự án diễn ra trong thời gian thực, tránh luôn cả việc phân chia và chậm trễ tiến độ. GitLab muốn cải thiện hiệu suất và độ tin cậy, tăng tốc phát triển đồng thời làm cho ứng dụng liền mạch, hiệu quả và không phát sinh ra nhiều lỗi nhất có thể. Trong lúc đó, họ thừa nhận rằng Microsoft Azure là một nhà cung cấp nền tảng điện toán đám mây tuyệt vời, họ tin tưởng mạnh mẽ rằng Kubernetes của GCP sẽ là tương lai, và gọi nó là “một công nghệ tạo ra độ tin cậy ở quy mô lớn.”

– Những bài học rút ra chính

  • Nhiều người coi vùng chứa (container) là tương lai của DevOps: GitLab rõ ràng cho rằng họ xem Kubernetes là tương lai. Thật vậy, các container mang lại những lợi ích đáng chú ý, bao gồm một dấu chân nhỏ hơn, khả năng dự đoán và khả năng mở rộng quy mô lên và xuống trong thời gian thực. Đối với người dùng của GitLab, việc chuyển đổi cloud-to-cloud sẽ giúp cho việc chuyển đổi dễ dàng hơn khi bắt đầu sử dụng Kubernetes cho DevOps.
  • Lợi ích to lớn, tính ổn định và tính khả dụng được cải thiện có thể là lợi ích to lớn của việc chuyển đổi qua nền tảng điện toán đám mây: Trong trường hợp của GitLab, thời gian trung bình giữa các sự kiện ngừng hoạt động trước khi chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây là 1,3 ngày. Không bao gồm ngày đầu tiên sau khi chuyển đổi, chúng có tối đa 12 ngày giữa các sự kiện ngừng hoạt động. Trước khi chuyển đổi, họ dành trung bình 32 phút thời gian chết hàng tuần; sau khi chuyển đổi thành công, hệ sống sẽ giảm xuống còn 5 phút.

#6 Cordant Group: Bare Metal to Hybrid

Cordant-1

Tập đoàn Cordant (thành lập vào năm 1957) là một doanh nghiệp xã hội toàn cầu cung cấp một loạt các dịch vụ và giải pháp, bao gồm tuyển dụng, an ninh, dọn dẹp, chăm sóc sức khỏe và kỹ thuật điện.

– Mục tiêu chuyển đổi hệ thống lên cloud

Trong những năm qua, Tập đoàn Cordant đã phát triển vượt bậc, đòi hỏi phải có cơ sở hạ tầng CNTT mở rộng để hỗ trợ cho những phạm vi dịch vụ rộng lớn của họ. Mặc dù trước đây họ chỉ tập trung vào chi phí vốn, nhưng sau đó họ đã chuyển sang xem xét OpEx, hoặc các chi phí hoạt động – có nghĩa là mô hình “pay as you go” của nền tảng điện toán đám mây, nó càng ngày càng có ý nghĩa và hữu ích đối với Conrdant. Mô hình này cũng rất quan trọng vì phải đảm bảo là dễ sử dụng và phải sao lưu mạnh mẽ dữ liệu.

– Những bài học rút ra chính

  • Nhu cầu kinh doanh và người dùng thúc đẩy nhu cầu của nền tảng điện toán đám mây: Đó là lý do tại sao các chiến lược về điện toán đám mây sẽ hoàn toàn khác nhau dựa trên nhu cầu riêng của công ty. Nhóm kỹ sư của Cordant cần xem xét lại chiến lược về điện toán đám mây của mình trong trường hợp khi người dùng không thể truy cập nhanh vào các dữ liệu hoặc tệp mà họ cần. Ngoài ra, với một nhóm người dùng đa dạng như vậy, điều bắt bước chính là tính dễ sử dụng phải được ưu tiên hàng đầu.
  • ROI trên nền tảng điện toán đám mây cuối cùng phụ thuộc vào cách doanh nghiệp của bạn đo lường ROI: Tầm quan trọng trong chiến lược của việc chuyển đổi trên nền tảng điện toán đám mây trong các tổ chức doanh nghiệp là cụ thể đối với mỗi tổ chức. Và Cloud đã trở thành câu trả lời phù hợp cho Cordant Group khi OpEx trở thành ống kính thống trị của công ty.

#7 Shopify: Cloud to Cloud

1_shopify

Shopify (thành lập vào năm 2006) cung cấp một nền tảng phần mềm thương mại điện tử độc quyền mà trên đó các doanh nghiệp có thể xây dựng và điều hành các cửa hàng trực tuyến và hệ thống điểm bán lẻ (POS).

– Mục tiêu chuyển đổi hệ thống lên cloud

Shopify muốn đảm bảo rằng họ đang sử dụng các công cụ tốt nhất có thể để hỗ trợ sự phát triển và đáp ứng những nhu cầu ngày càng tăng của khách hàng. Mặc dù họ luôn là một tổ chức sử dụng nền tảng điện toán đám mây, xây dựng và vận hành nền tảng điện toán đám mây thương mại điện tử với các trung tâm dữ liệu của riêng mình, nhưng họ vẫn luôn tìm cách tận dụng các lợi ích từ nền tảng điện toán đám mây dựa trên vùng chứa của cơ sở hạ tầng bất biến để cung cấp sự hỗ trợ tốt hơn cho khách hàng của mình. Cụ thể, họ muốn đảm bảo các bản dựng và triển khai có thể dự đoán được, có thể lặp lại; có thể khôi phục đơn giản và mạnh mẽ hơn; và loại bỏ sai lệch trong việc quản lý cấu hình.

– Những bài học rút ra chính

  • Cơ sở hạ tầng bất biến cải thiện đáng kể việc triển khai: Vì các máy chủ trong nền tảng điện toán đám mây không bao giờ được sửa đổi sau khi triển khai, nên sự trôi dạt cấu hình – trong đó các thay đổi không có tài liệu đối với các máy chủ có thể khiến chúng khác nhau và với cấu hình được triển khai ban đầu – được giảm thiểu hoặc loại bỏ. Điều này có nghĩa là việc triển khai sẽ dễ dàng hơn, đơn giản hơn và nhất quán hơn.
  • Khả năng mở rộng là trọng tâm để đáp ứng nhu cầu thay đổi của các doanh nghiệp thương mại điện tử năng động: Shopify là nơi có các cửa hàng trực tuyến như Kylie Cosmetics, nơi tổ chức các đợt bán hàng chớp nhoáng có thể bán hết hàng chỉ trong 20 giây. Việc cloud-to-cloud của Shopify đã giúp các máy chủ của doanh nghiệp linh hoạt để có thể đáp ứng được những nhu cầu biến động, đảm bảo rằng sàn thương mại của họ không bị chậm lại hoặc bị gián đoạn.

Vậy chiến lược điện toán đám mây nào sẽ phù hợp với bạn?

Với 7 ví dụ chuyển đổi thành công lên nền tảng đám mây của các công ty điển hình bên trên, các chiến lược điện toán đám mây chắc chắn là sẽ không phù hợp với tất cả doanh nghiệp. Việc lựa chọn chiến lược phù hợp để quyết định chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây sẽ khả thi sẽ phụ thuộc vào một số yếu tố như sau:

Vậy chiến lược điện toán đám mây nào sẽ phù hợp với bạn_

  1.  Những mục tiêu: Doanh nghiệp muốn đạt được kết quả kinh doanh như thế nào khi nhờ việc chuyển đổi này? Làm thế nào để doanh nghiệp của bạn đo lường được đúng đắn chỉ số ROI? Doanh nghiệp đang cố gắng giải quyết những vấn đề gì khi thông qua việc sử dụng chiến lược chuyển đổi nền tảng điện toán đám mây của mình?
  2. Mô hình kinh doanh: Tình trạng hiện tại của doanh nghiệp là gì? Sản phẩm / dịch vụ cốt lõi của doanh nghiệp và nhu cầu của người dùng là gì và chúng bị ảnh hưởng như thế nào bởi cách thức và nơi lưu trữ dữ liệu? Các nhu cầu, vấn đề và ràng buộc về phát triển và triển khai của doanh nghiệp là gì? Yếu tố thúc đẩy chi phí của doanh nghiệp bạn là gì? Doanh nghiệp của bạn bị ảnh hưởng như thế nào nếu ứng dụng thiếu tính ổn định hoặc tính khả dụng? Doanh nghiệp có đủ khả năng để đối phó với những trường hợp downtime không?
  3. Nhu cầu bảo mật: Yêu cầu của doanh nghiệp về quyền riêng tư, bảo mật, mã hóa, quản lý danh tính và quyền truy cập cũng như tuân thủ quy định của doanh nghiệp là gì? Những thách thức bảo mật trong nền tảng điện toán đám mây nào đặt ra các vấn đề tiềm ẩn cho doanh nghiệp của bạn?
  4. Mở rộng nhu cầu: Nhu cầu và mức sử dụng của doanh nghiệp bạn có biến động nhiều không? Doanh nghiệp có mong đợi sự phát triển hay thu nhỏ?
  5. Phục hồi sau thảm họa và nhu cầu kinh doanh liên tục: Nhu cầu và khả năng của doanh nghiệp trong lĩnh vực này là gì? Doanh nghiệp của bạn có thể bị ảnh hưởng như thế nào trong trường hợp có một thảm họa lớn – hoặc thậm chí là một sự gián đoạn trong một dịch vụ nhỏ?
  6. Chuyên môn kỹ thuật: Bạn cần chuyên môn gì để điều hành và đổi mới hoạt động kinh doanh cốt lõi của mình? Bạn có chuyên môn gì trong công ty? Bạn có đang phân bổ kiến thức chuyên môn nội bộ của mình cho những nỗ lực phù hợp không?
  7. Tập trung và năng lực của đội: Nhóm của bạn có thể dành bao nhiêu thời gian và sự tập trung cho nỗ lực cho việc chuyển đổi qua nên tảng điện toán đám mây?
  8. Mốc thời gian: Doanh nghiệp cần gì để hạn chế dòng thời gian của bạn? Hoạt động kinh doanh cốt lõi nào không phải bị gián đoạn? Bạn có thể cho phép bao nhiêu thời gian để lập kế hoạch và thử nghiệm chiến lược chuyển đổi trên nền tảng điện toán đám mây của mình?

Tóm lại, với danh sách các câu hỏi ở trên và với 7 thành công điển hình về việc chuyển đổi trên nền tảng điện toán đám mây của các công ty trên thế giới. Bạn có thể bắt đầu với một kế hoạch, hiểu rõ mục tiêu và mong muốn của doanh nghiệp. Tìm hiểu các công cụ phù hợp để dẫn bạn đến các chiến lược và giải pháp trên nền tảng điện toán đám mây nào sẽ là phù hợp và tốt nhất cho doanh nghiệp của bạn.

Tìm hiểu thêm Sunteco Cloud ecosystem

Bạn đã sẵn sàng thực hiện bước tiếp theo trên hành trình chuyển đổi lên nền tảng điện toán đám mây cho doanh nghiệp của mình chưa?

Sunteco Cloud cung cấp các giải pháp và sản phẩm công nghệ thông qua hệ sinh thái Sunteco Cloud, thúc đẩy hành trình chuyển đổi số lên nền tảng điện toán đám mây của các doanh nghiệp thuộc mọi quy mô. Chúng tôi tập trung vào việc tạo ra các giải pháp đơn giản, thú vị và có thể mở rộng để đảm bảo rằng chúng tôi hiểu doanh nghiệp của bạn và những thách thức của nó, nhằm mang lại hiệu quả cùng những kết quả đáng kể. Mỗi sản phẩm trong hệ sinh thái Sunteco Cloud không chỉ là một mảnh ghép trong bức tranh kinh doanh lớn của doanh nghiệp. Vì vậy, chúng tôi không bắt đầu từ sản phẩm của mình mà bắt đầu từ việc thấu hiểu doanh nghiệp của bạn.
Khám phá hệ sinh thái Sunteco Cloud hôm nay
Dùng thử Tư vấn