Server đã trở thành một yếu tố cốt lõi trong việc xây dựng và vận hành hệ thống thông tin của doanh nghiệp. Trong bài viết này, chúng ta sẽ tập trung vào so sánh hai loại máy chủ phổ biến là Cloud Server và In-house Server. Bằng cách làm rõ sự khác biệt giữa Cloud Server và In-house Server, nhà phát triển sẽ có thêm thông tin cần thiết để đưa ra quyết định hợp lý cho doanh nghiệp của mình.

Tổng quan về In-house Server

In-house Server

In-house Server là hệ thống máy chủ được cài đặt và vận hành ngay tại văn phòng hoặc trung tâm dữ liệu của doanh nghiệp. Điều này có nghĩa là tất cả dữ liệu và ứng dụng của doanh nghiệp được lưu trữ, xử lý trên các máy chủ vật lý in-house.

Tổng quan về In-house Server

Tổng quan về In-house Server

Với In-house Server, doanh nghiệp có toàn quyền quản lý các máy chủ và dữ liệu của mình. Tuy nhiên, In-house Server cũng đòi hỏi nhiều vấn đề từ chi phí đầu tư ban đầu lớn đến việc duy trì, nâng cấp và bảo trì hệ thống cũng rất phức tạp. Đặc biệt, khả năng mở rộng của mô hình này còn hạn chế so với tốc độ tăng trưởng của doanh nghiệp.

Ví dụ về In-house Server

Một doanh nghiệp hoạt động trong thương mại điện tử đã tự cấu hình server để lưu trữ và quản lý dữ liệu giao dịch kinh doanh, khách hàng và sản phẩm. Doanh nghiệp lựa chọn đầu tư máy chủ vật lý, bao gồm Windows Server và Linux, để xử lý dữ liệu và triển khai trang web. Mô hình In-house Servers cho phép nhà phát triển hoàn toàn kiểm soát và quản lý dữ liệu, nhưng đồng thời phải tự chịu trách nhiệm duy trì và nâng cấp cơ sở hạ tầng công nghệ nếu doanh nghiệp gặp các vấn đề về bảo mật hay mong muốn mở rộng kinh doanh.

Tổng quan về Cloud Server

Cloud Server

Cloud Server, hay máy chủ đám mây, là một hình thức của dịch vụ máy chủ thông qua internet. Thay vì lưu trữ dữ liệu và ứng dụng trên các máy chủ vật lý cụ thể, các doanh nghiệp có thể sử dụng Cloud Server của nhà cung cấp dịch vụ như SUNTECO để lưu trữ và xử lý dữ liệu.

Tổng quan về Cloud Server

Tổng quan về Cloud Server

Cloud Server cung cấp khả năng lưu trữ và chia sẻ dữ liệu nhanh chóng, giúp nhà phát triển dễ dàng truy cập vào dữ liệu từ bất kỳ đâu và bất kỳ thiết bị nào chỉ với kết nối internet.

Đặc biệt, doanh nghiệp có thể kiểm soát và quản lý quy trình từ xa thông qua việc truyền dữ liệu trên điện toán đám mây. Điều này giúp doanh nghiệp tăng hiệu suất làm việc, giảm thiểu lỗi và tiếp kiệm tối đa chi phí.

Ví dụ về Cloud Server

Thay vì phải đầu tư chi phí lớn vào xây dựng và duy trì các máy chủ vật lý, nhiều doanh nghiệp lựa chọn sử dụng mô hình Cloud Server để lưu trữ và triển khai ứng dụng. Cụ thể, khi sử dụng Cloud Server của SUNTECO, dung lượng lưu trữ và khả năng mở rộng linh hoạt theo nhu cầu mà không xảy ra tình trạng downtime hay gián đoạn dịch vụ. Đặc biệt, những vấn đề về cơ sở hạ tầng như vận hành, giám sát và bảo mật hoàn toàn được đảm bảo bởi nhà cung cấp dịch vụ SUNTECO giúp doanh nghiệp tập trung hơn vào phát triển và mở rộng kinh doanh.

Điểm khác biệt chính giữa Cloud Server & In-house Server là gì?

So sánh Cloud Server và In-house Server

So sánh Cloud Server và In-house Server

Trong phần này, chúng ta sẽ đi vào chi tiết về các điểm khác biệt chính giữa Cloud Server và In-house Server

Yếu tốCloud ServerIn-house Server
Chi phíPhí dịch vụ linh hoạt, trả tiền theo tài nguyên sử dụng.Phí đầu tư ban đầu lớn, chi phí duy trì và nâng cấp hệ thống cao.
Quản lýQuản lý dễ dàng với giao diện người dùng đơn giản.Kiểm soát hoàn toàn, tuy nhiên đòi hỏi đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao.
Khả năng mở rộngDễ dàng mở rộng tài nguyên theo nhu cầu.Hạn chế mở rộng tùy thuộc vào cơ sở hạ tầng hiện có.
Bảo mậtAn toàn và bảo mật đáng tin cậy với các biện pháp bảo mật hiện đại.Tự quản lý bảo mật và tuân thủ các yêu cầu phức tạp nhằm đảm bảo an toàn cho dữ liệu.
Hiệu suấtCó thể bị ảnh hưởng bởi yếu tố đường truyền và tài nguyên chia sẻ cho các bên.Hiệu suất ổn định với tài nguyên riêng biệt.

Cloud Server và In-house Server có những điểm mạnh và điểm yếu riêng, tùy thuộc vào nhu cầu và mức độ ưu tiên của doanh nghiệp để đưa ra quyết định phù hợp.

In-house Server và Cloud Server phù hợp với doanh nghiệp nào?

In-house Server phù hợp với doanh nghiệp nào?

In-house Server phù hợp với các doanh nghiệp sau

  • Cần bảo mật cao: Các doanh nghiệp chịu nhiều rủi ro về an ninh dữ liệu và quyền riêng tư thường ưu tiên lựa chọn In-house Server để đảm bảo cho dữ liệu của họ an toàn và kiểm soát hoàn toàn quy trình bảo mật.
  • Có quy mô lớn và ổn định: Các doanh nghiệp lớn với quy mô ổn định và dự định sử dụng hệ thống máy chủ trong thời gian dài thì In-house Server có thể là lựa chọn phù hợp.
  • Đội ngũ kỹ thuật chuyên môn cao: Các doanh nghiệp có đội ngũ IT vững vàng thường chọn In-house Server để tự quản lý hệ thống mạng và dữ liệu của mình.

Cloud Server phù hợp với doanh nghiệp nào?

Cloud Server phù hợp với các doanh nghiệp sau

  • Có nhu cầu mở rộng nhanh chóng: Cloud Server cho phép doanh nghiệp mở rộng hoặc thu hẹp theo nhu cầu, giúp ứng phó tốt hơn khi có biến động về workload.
  • Có yêu cầu về bảo mật đạt tiêu chuẩn quốc tế: Các nhà cung cấp dịch vụ điện toán đám mây thường có các biện pháp bảo mật mạnh mẽ và tuân thủ các tiêu chuẩn quốc tế, giúp đảm bảo an toàn cho dữ liệu của doanh nghiệp
  • Tối ưu chi phí ban đầu: Thay vì phải đầu tư vào phần cứng máy chủ riêng biệt Cloud Server sẽ giúp tiết kiệm tối đa chi phí ban đầu liên quan đến mua sắm và bảo trì server
  • Các dự án phát triển phần mềm hoặc ứng dụng web: Nhà cung cấp dịch vụ Cloud Server cung cấp môi trường phát triển linh hoạt, giúp doanh nghiệp tập trung vào phần mềm mà không cần lo lắng về việc quản lý cơ sở hạ tầng.

Như vậy, bài viết so sánh giữa Cloud Server và In-house Server giúp khách hàng hiểu rõ hơn về các yếu tố quan trọng khi chọn hệ thống máy chủ phù hợp cho doanh nghiệp của mình. Cả hai loại máy chủ đều có những ưu điểm riêng và phù hợp với các trường hợp sử dụng khác nhau. Đối với những doanh nghiệp đang xem xét dịch vụ lưu trữ nào tối ưu nhất, hãy cân nhắc các yếu tố quan trọng và tư vấn từ các chuyên gia để đưa ra quyết định cuối cùng phù hợp nhất cho doanh nghiệp của mình.

Quyết định giữa Cloud Server hoặc In-house Server là một phần quan trọng trong chiến lược triển khai và quản lý thông tin lưu trữ cho doanh nghiệp. Cân nhắc kỹ lưỡng trước khi đưa ra quyết định bởi vì lựa chọn đúng sẽ là đòn bẩy quan trọng giúp doanh nghiệp tối ưu lợi nhuận và mở rộng kinh doanh.

Quý khách có nhu cầu thuê Cloud Server, thuê máy chủ áo nhưng đang phân vân trong quá trình lựa chọn nhà cung cấp? SUNTECO tự hào là đơn vị cung cấp dịch vụ Cloud Server:

  • Trung tâm dữ liệu đầu tiên đạt chuẩn Uptime Tier III cả về Thiết kế và Thi công tại Việt Nam và đạt chất lượng hàng đầu trong khu vực Đông Nam Á.

  • Hơn 17,000 km cáp quang trục Bắc – Nam, với 7 hướng kết nối cáp quang Quốc tế, trong đó có 4 tuyến cáp quang mặt đất và 3 tuyến cáp quang biển.

  • Hệ thống tính năng quan trọng: sao lưu bảo vệ dữ liệu, cảnh báo giám sát sự cố, tùy biến cấu hình, tùy biến hệ thống mạng ảo, cân bằng tải,..

  • Độ ổn định cao, SLA 99,99%

  • Tiết kiệm chi phí hiệu quả với các tùy chọn thanh toán.