Bảo mật mạng

Bảo mật mạng là gì? Các giải pháp bảo mật mạng hiệu quả

Trong bối cảnh các tổ chức ngày càng phụ thuộc vào cơ sở hạ tầng kỹ thuật số, bảo mật mạng (Network Security) trở thành yếu tố sống còn để bảo vệ dữ liệu và hoạt động kinh doanh. Việc gia tăng các thiết bị IoT, nền tảng đám mây và ứng dụng di động đã tạo điều kiện cho tin tặc khai thác lỗ hổng. Để tận dụng lợi ích của chuyển đổi số mà không rơi vào nguy cơ vi phạm dữ liệu, doanh nghiệp cần chiến lược bảo mật toàn diện và liên tục cập nhật để đối phó với các mối đe dọa ngày càng tinh vi. Vậy bảo mật mạng là gì? Đâu là các giải pháp bảo mật mạng hiệu quả? Hãy cùng Sunteco khám phá trong bài viết dưới đây:

Bảo mật mạng là gì? 

 Bảo mật mạng (tiếng anh là Network Security) là tập hợp các biện pháp và công nghệ được thiết kế để bảo vệ hệ thống mạng và dữ liệu khỏi các mối đe dọa, truy cập trái phép, và các cuộc tấn công mạng. Nó bao gồm việc tạo ra một cơ sở hạ tầng an toàn cho các thiết bị, ứng dụng, người dùng và ứng dụng hoạt động theo cách an toàn. Đây là một quá trình liên tục, sử dụng kết hợp phần cứng, phần mềm, để đảm bảo tính an toàn, bảo mật, và tin cậy của dữ liệu trong môi trường mạng.
Trong bối cảnh mạng lưới kết nối ngày càng phức tạp và sự gia tăng các mối đe dọa mạng, bảo mật mạng không chỉ là trách nhiệm của bộ phận IT mà còn đòi hỏi sự tham gia và ý thức của mọi người dùng để ngăn chặn các lỗ hổng tiềm ẩn.
Ý nghĩa của bảo mật mạng:
Bảo mật mạng đóng vai trò then chốt trong việc bảo vệ hệ thống và dữ liệu khỏi các mối đe dọa công nghệ, đảm bảo an toàn cho hoạt động của tổ chức và cá nhân trong kỷ nguyên số. Dưới đây là ý nghĩa của bảo mật mạng:
  • Ngăn ngừa tổn thất tài chính: Bảo mật giúp giảm nguy cơ bị đánh cắp thông tin tài chính, từ đó tránh được các tổn thất như mất tiền, chiếm đoạt tài sản, hoặc bị lừa đảo qua các giao dịch trực tuyến.
  • Bảo vệ quyền riêng tư: Đảm bảo rằng thông tin cá nhân nhạy cảm, như địa chỉ, số điện thoại, thông tin sức khỏe hoặc tài chính, không bị lạm dụng hoặc công khai trái phép.
  • Tránh các hành vi phạm pháp: Ngăn chặn nguy cơ bị tống tiền, bôi nhọ danh dự, nhân phẩm hoặc bị lạm dụng cho các mục đích bất hợp pháp, bao gồm cả xâm hại tình dục hoặc quấy rối trực tuyến.
  • Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp: Giữ vững quyền sở hữu thông tin cá nhân, bảo vệ lợi ích của các cơ quan, tổ chức và cá nhân khỏi những hành động xâm phạm.
  • Đảm bảo tính toàn vẹn của dữ liệu: Giữ thông tin không bị chỉnh sửa, thay đổi hoặc xóa trái phép, giúp dữ liệu cá nhân luôn chính xác và đáng tin cậy.
  • Ngăn chặn hành vi trộm cắp danh tính: Bảo mật dữ liệu giúp ngăn ngừa việc kẻ gian sử dụng danh tính cá nhân cho các mục đích bất hợp pháp, như vay mượn hoặc mở tài khoản trái phép.
  • Tạo môi trường an toàn cho các giao dịch số: Bảo mật tốt dữ liệu cá nhân thúc đẩy niềm tin vào các giao dịch trực tuyến, góp phần phát triển nền kinh tế số.
Bảo mật mạng là gì
Bảo mật mạng là gì?

Các loại hình bảo mật mạng

Dưới đây là các loại hình bảo mật mật được sử dụng nhiều nhất hiện nay:

Firewall

Firewall là một thiết bị bảo mật mạng, được sử dụng để giám sát, kiểm soát lưu lượng dữ liệu giữa các mạng khác nhau, như giữa các mạng nội bộ (LAN) và mạng bên ngoài như (WAN, Internet). Ngoài ra Firewall cũng có thể kiểm soát lưu lượng giữa các thiết bị cùng trong một mạng nội bộ (LAN). Mục tiêu chính của Firewall vẫn là ngăn chặn các kết nối không hợp lệ, các cuộc tấn công từ mạng từ bên ngoài hay từ bên trong không mong muốn, đảm bảo hệ thống hoạt động một cách trơn tru.
Các công dụng của Firewall:
  • Bảo vệ khỏi các tấn công mạng: Firewall bảo vệ hệ thống từ các cuộc tấn công mạng từ bên ngoài như (DDoS), virus, malware,..
  • Kiểm soát truy cập: Firewall hỗ trợ các tính năng ngăn chặn các kết nối dự trên IP nguồn, IP đích, các giao thức đi cùng như TCP, UDP, ICMP,…
  • Giám sát lưu lượng mạng: Firewall có tính năng logging, ghi lại và theo dõi lưu lượng mạng, từ đó phát hiện các hành vi không bình thường gây hại cho hệ thống,…
  • Chống tấn công ngang hàng: sử dụng Firewall để hệ thống dễ dàng chia nhỏ ra từng vùng khác nhau trong mạng nội bộ, từ đó giúp hệ thống ngăn ngừa việc tấn công ngang hàng không mong muốn giữa các vùng mạng nội bộ (LAN).
Các loại Firewall hiện tại:
  • Firewall phần cứng: Là các thiết bị phần cứng được lắp vào hệ thống, nó có khả năng xử lý lưu lượng mạng lớn. Hiện nay có một số hãng sản xuất Firewall lớn như: F5, Fortigate, Cisco, Juniper,…
  • Firewall phần mềm: là phần mềm được cài trực tiếp lên hệ thống máy tính, server hoặc các thiết bị mạng. Phần mềm Firewall tương thích với các hệ hiều hành Window, Linux, MacOS,…

CÁC HÃNG SẢN XUẤT FIREWALL LỚN

Các hãng sản xuất Firewall lớn trên thế giới

IPS/IDP

  • Intrusion Prevention System (IPS): IPS là hệ thống bảo vệ mạng, có chức năng ngăn chặn các cuộc tấn công mạng sau khi phát hiện hành vi xâm nhập hoặc nguy cơ tấn công. IPS hoạt động giống như một “lá chắn” để ngăn các mối đe dọa trước khi chúng có thể gây hại cho hệ thống hoặc mạng của bạn.
    • Chức năng chính của IPS:
      • Phát hiện các dấu hiệu của cuộc tấn công hoặc hành vi xâm nhập trái phép
      • Ngăn chặn các cuộc tấn công hoặc truy cập trái phép trong thời gian thực (real-time).
      • Phân tích lưu lượng mạng để phát hiện các mẫu tấn công đã biết (signature-based) hoặc các hành vi bất thường (anomaly-based). (Hiện nay các hãng sản xuất Firewall khác nhau sẽ có các database signature khác nhau, các thiết bị Firewall sẽ dựa vào database này để quét và phát hiện ra các mối đe dọa)
  • Intrusion Detection and Prevention (IDP):  IDP là chỉ hệ thống bảo mật kết hợp cả 2 chức năng là: phát hiện (detection) và ngăn chặn (prevention). IDP sinh ra cải tiến hơn công nghệ IDS (Intrusion Detection System) trước đây, IDS chỉ phát hiện ra các mối đe dọa và gửi cảnh báo cho người quản trị, tuy nhiên ngày nay đã được thực hiện hoàn toàn tự động dự trên IDP.
Cách thức hoạt động của IPS/IDP
  • Signature-based detection: Dựa trên database signature có sẵn để nhận diện ra các mối đe dọa, đây là phương pháp đơn giản nhất, vì chỉ cần so sánh với các đơn vị hiện có. Với các thiết bị Firewall hiện nay có tính năng IPS/IDP, các database signature sẽ được update thường xuyên 1 cách tự động chỉ cần các thiết bị Firewall có kết nối sẵn Internet.
  • Anomaly-based detection: Phát hiện các hành vi bất thường bằng cách so sánh lưu lượng mạng với các mẫu hành vi thông thường đã được xác định trước đó. Phương pháp phát hiện này có thể rất hiệu quả trong việc phát hiện các mối đe dọa chưa biết trước đó.
  • Heuristic-based detection: Phương pháp này sử dụng các thuật toán phức tạp để phát hiện các cuộc tấn công mới hoặc chưa được biết đến.
Lợi ích của IPS/IDP trong bảo mật mạng
Hệ thống mà có IPS/IDP trong mạng sẽ giúp phát hiện xâm nhập (IDS) và hệ thống ngăn chặn xâm nhập (IPS) liên tục theo dõi mạng của bạn, xác định các sự cố có thể xảy ra và ghi lại thông tin về chúng, ngăn chặn các sự cố và báo cáo chúng cho người quản trị bảo mật. Ngoài ra, một số mạng sử dụng IPS/IDP để xác định các vấn đề với chính sách bảo mật và ngăn chặn các cá nhân vi phạm chính sách bảo mật. IPS/IDP đã trở thành một phần bổ sung cần thiết cho cơ sở hạ tầng bảo mật của hầu hết các tổ chức, chính xác là vì chúng có thể ngăn chặn những kẻ tấn công trong khi chúng đang thu thập thông tin về mạng của bạn.

VPN

VPN (Virtual Private Network) là một công nghệ mạng cho phép người dùng kết nối an toàn đến một mạng riêng (private network) thông qua internet công cộng, việc sử dụng VPN sẽ làm cho dữ liệu truyền qua được mã hóa,từ đó bảo vệ dữ liệu và đảm bảo quyền riêng tư khi truy cập internet.
Cách thức hoạt động của VPN
  • Mã hóa (Encryption): Khi tham gia kết nối VPN, mọi dữ liệu đã được mã hóa trước khi truyền qua Internet, điều này làm cho thông tin được bảo mật hoàn mà mà không hề lo một hacker nào có thể đọc được.
  • Kênh kết nối (Tunnels): VPN sẽ tạo ra một đường hầm riêng bảo mật giữa 2 điểm đầu cuối, điểm đầu cuối có thể là hai máy chủ VPN, hay giữa một thiết bị với một máy chủ VPN.
  • Địa chỉ IP ẩn danh: Khi sử dụng VPN, thì địa chỉ IP Public của mình sẽ địa chỉ IP Public của máy chủ VPN, điều này giúp mình không bị theo dõi bởi IP, đồng thời ẩn danh khi duyệt Web.
Các loại VPN hiện nay
  • Client to Site: Là phương thức kết nối mà người dùng (client) có thể kết nối an toàn vào một mạng riêng (site) như là mạng của một công ty thông qua Internet.
  • Đây thường là kết nối một chiều, từ phía người dùng (client) kết nối đến công ty (site).
  • Site to Site: Là phương thức kết nối giữa hai vùng mạng riêng với nhau (thường là giữa hai trụ sở của một công ty, hoặc là giữa công ty A muốn kết nối đến công ty B) kết nối như một mạng cục bộ, giúp các thiết bị kết nối với nhau một cách dễ dàng như trong một mạng nội bộ (LAN).

Bảo mật mạng vpn

Ưu điểm của VPN
  • VPN mã hóa kết nối, bảo vệ dữ liệu từ cuộc tấn công ngoài Internet, tránh tình trạng bị mấy cắp hay xem lén dữ liệu.
  • VPN giúp thay đổi địa chỉ IP public của người dùng, giúp người dùng ẩn danh, không bị theo dõi bởi các bên thứ ba.
  • Truy cập từ xa, VPN giúp người dùng có thể truy cập từ xa vào mạng công ty một cách dễ dàng, thuận tiện cho công việc cũng như đảm bảo bảo mật dữ liệu cho công ty.
  • Vượt qua giới hạn địa lý, hiện nay một số trang web có thể giới hạn nội dung theo IP từng quốc gia, qua đó sử dụng VPN giúp người dùng có thể fake IP và truy cập vào các trang web như Youtube, Netflix,… khi bị chặn.
  • Tiết kiệm chi phí, thay vì sử dụng kêng riêng đắt tiền được cung cấp bởi các nhà mạng, thì ngày nay công nghệ VPN ngày càng phổ biến, đặc biệt khi các hệ điều hành mã nguồn mở sinh ra, các phần mềm VPN client, VPN server có thể sử dụng miễn phí. Một số phần mềm VPN server miễn phí như:

CÁC PHẦN MỀM VPN

Network Segmentation

Network Segmentation  (phân đoạn mạng) cách hiểu đơn giản nhất chính là chia nhỏ một mạng lớn thành các mạng con có subnet nhỏ hơn theo nhu cầu và chức năng mong muốn.
Các phương pháp thực hiện Network Segmentation
Phương pháp phổ biến và dùng nhiều nhất hiện nay chính VLAN (Virtual Local Area Network), VLAN cho phép tạo ra các mạng con logic mà không cần thay đổi cấu trúc vật lý của mạng. Một cách dễ hiểu hơn chính là thông thường với cùng một link vật lý, kết nối giữa hai thiết bị thì chỉ có thể kết nối với nhau trong cùng dải mạng, khi ứng dụng VLAN vào thì với chính link vật lý đó có thể sử dụng kết nối nhiều dải mạng khác nhau chỉ cần đánh tag đúng VLAN.
Subnetting: là chia nhỏ một dải mạng thành các dải mạng có subnet lớn hơn. Ví dụ như dải mạng 10.0.0.0/8 có thể chia nhro thành các dải 10.0.1.0/24, 10.0.2.0/24,…
Firewall: việc sử dụng Firewall để phân tách các vùng mạng khác nhau, từ đó đưa ra các chính sách bảo mật cho phép hay từ chối kết nối giữa các phân đoạn mạng.
Các ưu điểm của Network Segmentation
Bảo mật tốt hơn:
  • Giảm phạm vi tấn công mạng: khi một hệ thống bị tấn công, thì hacker chỉ có thể thâm nhập tấn công một vùng mạng đó mà không thể tấn công sang các vùng mạng khác, giúp giảm thiệt hại cho hệ thống.
  • Kiểm soát truy nhập, có thể áp dụng các chính sách truy cập giữa các vùng mạng, nhờ đó giảm tối đa các cuộc tấn công ngang hàng. Ví vụ như trong một hệ thống thì vùng mạng dành cho máy chủ sẽ được bảo mật hơn so với vùng mạng dành cho người dùng đầu cuối.
  • Cải thiện hiệu suất mạng:
    • Giảm độ trễ và nghẽn: việc chia mạng càng nhỏ thì càng giảm các lưu lượng không cần thiết như các gói tin Broadcast,… Điều này làm tăng tốc độ mạng , tăng tốc độ dịch vụ và các ứng dụng.
    • Quản lý lưu lượng: việc sử dụng phân đoạn mạng giúp dễ dàng theo dõi các lưu lượng một cách dễ dàng. Ví dụ như: theo dõi lưu lượng vào vùng máy chủ, theo dõi lưu lượng mạng nội bộ và lưu lượng truy cập Internet,…
  • Dễ dàng trong việc quản lý:
    • Dễ dàng trong việc vận hành và bảo trì: mỗi phân đoạn sẽ được giám sát độc lập, giúp người quản trị dễ dàng phát hiện các vấn đề, đồng thời cô lập phạm vi tìm kiếm nguyên nhân sự cố,…
Khi hệ thống càng lớn thì việc sử dụng phân đoạn mạng là không thể thiếu.

Secure protocols (HTTPS, IPSec, SSH)

Secure protocols là các giao thức bảo mật, các giao thức này sẽ sử dụng phương pháp mã hóa hay các biện pháp bảo mật nhằm mục đích bảo vệ toàn vẹn dữ liệu trong quá trình truyền tải qua Internet.
Các giao thức bảo mật phổ biến HTTPS, IPSec, SSH
Tính năng
HTTPS IPSec SSH
Mục đích sử dụng Bảo mật giao tiếp web (truy cập HTTPS websites) Bảo vệ giao tiếp IP (VPN, kết nối mạng)
Truy cập từ xa, quản lý máy chủ và chuyển tập tin an toàn
Cấp độ bảo mật Ứng dụng (Layer 7) Mạng (Layer 3)
Ứng dụng (Layer 7)
Mã hóa SSL/TLS AES, 3DES, ESP, AH
AES, 3DES, Blowfish
Xác thực Chứng chỉ SSL/TLS Public/Private keys hoặc pre-shared keys
Public key/private key hoặc mật khẩu
Sử dụng phổ biến Ngân hàng trực tuyến, mua sắm trực tuyến, duyệt web VPN, bảo mật mạng giữa các site
Quản lý máy chủ từ xa, chuyển tập tin
Mã hóa toàn bộ kết nối Có (Mã hóa tất cả dữ liệu trong phiên HTTPS) Có (Mã hóa toàn bộ gói IP)
Có (Mã hóa toàn bộ phiên làm việc SSH)
Ứng dụng chúng vào hệ thống hiện tại
– Mô hình hệ thống hiện tại
Bảo mật mạng
– Hệ thống Sunteco đã áp dụng một số phương pháp bảo mật như:
  • Network Segmentation: hiện tại hệ thống đã được chia ra 6 vùng mạng nhỏ và được điều khiển lưu lượng trên cặp firewall. Các vùng mạng khác nhau sẽ có chức năng và nhiệm vụ khác nhau, các chính sách truyền truy cập giữa các vùng đã được thiết lập trên Firewall.
  • VPN: hiện tại hệ thống đang sử dụng VPN client to site, các nhân viên có thể truy cập an toàn vào hệ thống ở bất cứ đâu thông qua VPN.
  • HTTPs: các trang Web của hệ thống được public ra ngoài Internet đều sử dụng HTTPs nhằm tăng tính bảo mật cho web.
  • SSH: hiện tại toàn bộ các thiết bị của hệ thống từ các thiết bị mạng cho đến các máy chủ đều sử dụng SSH để truy cập từ xa. Ngoài ra truy cập vào một số máy chủ quan trọng người dùng phải sử dụng public key để SSH, giảm thiểu khả năng tấn công, bắt gói tin giữa đường để có thể biết user/passwork truy cập vào các thiết bị. Kết hợp với SSH là đi kèm các giao thức truyền file như SCP, SFTP, vì hai giao thức truyền file trên đều được tích hợp chung với SSH.
  • IPS/IDP: đây gần như là giải pháp quan trọng và cần thiết nhất cho việc bảo vệ hệ thống.

Sunteco luôn cam kết mang đến các giải pháp cloud tiên tiến và toàn diện, từ cung cấp tài nguyên hệ thống đến hỗ trợ IP public linh hoạt cho khách hàng. Tuy nhiên, để tối ưu hóa khả năng bảo mật và đảm bảo an toàn khi truy cập Internet từ hệ thống khách hàng, chúng tôi đã và đang triển khai các biện pháp bảo vệ dữ liệu hiện đại, giúp ngăn chặn rủi ro tiềm ẩn và duy trì tính toàn vẹn cho hệ thống..

Bảo mật mạng với sunteco
  • Hệ thống có thể xây dựng 1 cặp Firewall_Internet, cặp Firewall sẽ làm Gateway cho các dải mạng IP Public cấp cho khách hàng, trên Firewall sẽ bật các tính IPS/IDP, Web-filtering,… lên để bảo vệ cho hệ thống của Sunteco đồng thời bảo vệ được luôn cả hệ thống khách.
  • Ứng dụng VPN Site-to-Site vào hệ thống: hiện nay nhân viên khi đến văn phòng công ty vẫn phải sử dụng VPN để truy cập vào hệ thống nội bộ, điều này gây rất bất tiện khi sau này công ty mở rộng, quy mô lớn thì hàng trăm phiên VPN client to Site vào hệ thống thì rất bất tiện cho người quản trị, đồng thời năng lực của Firewall_LAN sẽ không đáp ứng được. Thay vào đó có thể sử dụng VPN Site-to-Site kết nối từ văn phòng đến hệ thống nội bộ nằm ở Datacenter.
Tìm hiểu về Dịch vụ backup & bảo mật dữ liệu trên nền tảng điện toán đám mây từ Sunteco – Acronis Data Protection
Sau vụ tấn công vào VNDIRECT, khi hacker mã hóa dữ liệu và gây thiệt hại lên đến hàng trăm tỷ đồng, bảo mật mạng đã trở thành ưu tiên hàng đầu đối với các tổ chức và doanh nghiệp. Các biện pháp như mã hóa dữ liệu, sử dụng tường lửa, cùng với các tính năng IPS/IDP đang được áp dụng rộng rãi để ngăn chặn các cuộc tấn công mạng, bảo vệ hệ thống và dữ liệu khỏi những rủi ro tiềm ẩn. Bảo mật mạng không chỉ quan trọng đối với các công ty mà còn đối với các tổ chức và quốc gia, trong việc bảo vệ các tài nguyên quan trọng trước các mối đe dọa từ công nghệ thông tin ngày càng tinh vi. Do đó, việc triển khai các biện pháp bảo mật mạng là cần thiết để ngăn ngừa các cuộc tấn công, từ đó bảo vệ hoạt động và tài chính của tổ chức khỏi những thiệt hại không mong muốn. Không có giải pháp nào là hiệu quả hoặc áp dụng được cho tất cả các doanh nghiệp, Sunteco hỗ trợ tư vấn các giải pháp pháp an ninh mạng phù hợp với từng doanh nghiệp. Liên hệ:(+84) 24 5678 3868 để được hỗ trợ.

Bạn cần chuyên gia tư vấn giải pháp Cloud phù hợp?

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất!