Trong thời đại công nghệ số bùng nổ, việc phát triển kiến trúc phần mềm là một yếu tố quan trọng để mở rộng kinh doanh. Hai cấu trúc phổ biến được nhiều doanh nghiệp sử dụng là microservices vs monolithic. Mỗi cấu trúc mang đến những ưu điểm và hạn chế riêng, khiến các nhà phát triển khó khăn hơn trong quá trình đưa ra quyết định.
Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp khách hàng tìm hiểu về sự khác nhau giữa microservices vs monolithic, đồng thời tìm hiểu khi nào nên sử dụng mỗi cấu trúc và giải đáp các câu hỏi xoay quanh vấn đề này.
Cấu trúc microservices vs monolithic
Monolithic là một kiểu cấu trúc truyền thống, trong đó tất cả các thành phần của ứng dụng được kết hợp thành một đơn vị lớn. Mặt khác, microservices phân tách ứng dụng thành các service nhỏ hơn, mỗi thành phần hoạt động độc lập và giao tiếp với nhau thông qua các giao thức chuẩn.
Cấu trúc microservices vs monolithic
Cấu trúc monolithic | Cấu trúc microservice | ||
---|---|---|---|
Hiệu suất | Hiệu suất phụ thuộc vào khối lượng dữ liệu và yêu cầu xử lý của toàn bộ ứng dụng. | Có thể tối ưu hiệu suất bằng cách sử dụng công nghệ phân tán và cân bằng tải. | |
Khả năng mở rộng | Khó khăn trong việc mở rộng do các thành phần phải chia sẻ cùng một nguồn tài nguyên. | Dễ dàng mở rộng bằng cách tăng cường và triển khai thêm các microservices. | |
Độ tin cậy | Lỗi trong một thành phần có thể ảnh hưởng đến toàn bộ ứng dụng. | Vì các microservices hoạt động độc lập, lỗi xảy ra trong một microservices không ảnh hưởng đến các phần khác của hệ thống. | |
Phát triển | Phát triển tập trung vào toàn bộ ứng dụng và yêu cầu sự liên kết giữa các thành viên trong nhóm. | Cho phép phát triển độc lập và đồng thời giúp các nhóm phát triển tập trung vào các chức năng cụ thể. | |
Quản trị | Quản lý đơn giản do ứng dụng tập trung trong một nơi. | Yêu cầu kiến thức và kỹ năng quản lý phức tạp hơn về môi trường phân tán. | |
Quản lý | Quản lý đơn giản vì tất cả các thành phần nằm trong cùng một module. | Quản lý phức tạp hơn do có nhiều thành phần độc lập cần được theo dõi và điều chỉnh. | |
Tính độc lập | Tất cả thành phần và chức năng nằm trong một mã nguồn duy nhất và chia sẻ cùng một cơ sở dữ liệu. | Mỗi microservices hoạt động độc lập, được xây dựng và triển khai riêng lẻ. |
Bảng so sánh cấu trúc microservices vs monolithic
Nên sử dụng cấu trúc microservices hay monolithic
Mặc dù sự khác biệt giữa cấu trúc Microservices vs Monolithic đã được đề cập cụ thể ở trên nhưng việc hiểu rõ khi nào nên sử dụng các cấu trúc này vẫn là một thách thức đối với nhiều doanh nghiệp. Tuy nhiên, để đưa ra quyết định kinh doanh cuối cùng, khách hàng có thể tham khảo các trường hợp sau đây:
Các trường hợp sử dụng cấu trúc microservices
Các trường hợp sử dụng cấu trúc microservices
Phát triển một ứng dụng phức tạp và đòi hỏi khả năng mở rộng cao.
Với khả năng mỗi service đảm nhận một chức năng cụ thể, microservices giúp các Developer quản lý và phát triển ứng dụng một cách linh hoạt hơn, đồng thời mở rộng thêm các tính năng và dịch vụ mới một cách độc lập dựa trên nhu cầu thực tế.
Vì vậy, khi nhà phát triển đối diện với ứng dụng lớn và phức tạp, kiến trúc microservices là lựa chọn tốt nhất để giải quyết các yêu cầu trên một cách dễ dàng và tối ưu nhất.
Kế hoạch phát hành các tính năng mới thường xuyên.
Mỗi service trong kiến trúc microservices đều được thử nghiệm, triển khai độc lập với các công nghệ và quy trình riêng. Điều này giúp tăng tốc quá trình phát triển và giảm thiểu sự phụ thuộc, xung đột giữa các thành phần trong hệ thống.
Thay vì phải đưa ra một giải pháp tổng thể cho toàn bộ ứng dụng, sử dụng microservices cho phép các Developer tập trung vào vấn đề cụ thể giúp sản phẩm được đưa ra thị trường nhanh hơn, đồng thời giảm thiểu rủi ro và chi phí liên quan đến việc phải thiết kế lại toàn bộ hệ thống.
Tăng khả năng chịu lỗi.
Bằng cách phân tách ứng dụng thành các services nhỏ hơn và độc lập, microservices giúp giảm thiểu tác động của lỗi, giữ cho hệ thống hoạt động ổn định ngay cả khi một services gặp sự cố.
Hơn nữa, microservices cung cấp khả năng tự phục hồi nhanh chóng. Với khả năng triển khai và cập nhật độc lập từng services, các lỗi có thể được khắc phục nhanh chóng và không ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống. Điều này giúp giảm thiểu thời gian ngừng hoạt động và đảm bảo tính sẵn sàng cao cho ứng dụng.
Lựa chọn công nghệ phù hợp cho từng dịch vụ cụ thể.
Tùy thuộc vào yêu cầu và mức độ ưu tiên, một service được xây dựng bằng công nghệ và ngôn ngữ lập trình khác nhau. Điều này giúp các Developer có thể tận dụng tối đa sự phát triển liên tục trong ngành công nghệ thông tin và tránh tình trạng xung đột giữa các thành phần trong hệ thống để mang lại trải nghiệm tốt hơn cho người dùng.
Các trường hợp sử dụng cấu trúc monolithic
Các trường hợp sử dụng cấu trúc monolithic
Phần mềm ứng dụng đơn giản.
Đối với doanh nghiệp không đòi hỏi quá nhiều về khả năng kinh doanh, ứng dụng nhỏ không đòi hỏi khả năng mở rộng và tính linh hoạt sẽ triển khai tốt hơn dưới một kiến trúc monolithic.
Duy trì hệ thống hiện tại.
Kiến trúc monolithic sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo nếu doanh nghiệp muốn tiết kiệm chi phí ban đầu hoặc cần duy trì hệ thống hiện tại mà không có kế hoạch cải tiến/ hiện đại hóa thêm.
Giảm thiểu độ trễ đến mức tối đa.
Trong kiến trúc này, tất cả các giao tiếp được thực hiện trong một phiên bản duy nhất của ứng dụng hệ thống. Vì số lượng giao tiếp ít và không bị nhiễu bởi những yếu tố bên ngoài nên thời gian cần thiết để một gói dữ liệu di chuyển từ điểm này sang điểm khác sẽ được tối thiểu hóa.
Nguyên khối được coi là một module.
Nếu mã nguồn của doanh nghiệp đã được tổ chức thành các module với tính năng riêng lẻ trong một khối và dễ dàng quản lý, chuyển sang kiến trúc microservices là không cần thiết. Kiến trúc monolithic, trong trường hợp này, đủ khả năng đáp ứng nhu cầu của doanh nghiệp. Toàn bộ mã nguồn trong monolithic được tổ chức một cách thống nhất, mà không yêu cầu phân đoạn thành các dịch vụ riêng biệt.
Câu hỏi thường gặp về microservices và monolithic
Microservices có yêu cầu sử dụng container/Docker không?
Không, việc chạy Microservices không bắt buộc phải sử dụng bộ chứa Docker.
Microservices có yêu cầu một tech stack cụ thể không?
Không. Microservices có thể được xây dựng xung quanh bất kỳ tech stack nào mà Developer đang sử dụng và không bị ràng buộc bởi một tech stack duy nhất.
Liệu có thể có một microservices có quy mô lớn hay không?
Trong thiết kế microservices, quy mô của mỗi microservice nên được giới hạn nhỏ. Nguyên tắc chủ yếu là tạo ra các dịch vụ siêu nhỏ với độ liên kết nhỏ nhất giữa chúng. Từ đó chúng ta có thể tận dụng được lợi ích của sự độc lập, tích hợp dễ dàng và tối ưu hiệu suất trong hệ thống.
Nhiều doanh nghiệp mong muốn có tính linh hoạt của microservices nhưng cảm thấy rủi ro cao trong quá trình chuyển đổi?
Với công nghệ tiên tiến cùng đội ngũ nhân sự chuyên môn cao, nhiều năm kinh nghiệm trong tư vấn, thiết kế và triển khai hệ thống của Sunteco, doanh nghiệp có thể chuyển đổi kiến trúc microservices sang monolithic. Các nhà phát triển có thể nâng cấp, chuyển đổi hệ thống một cách nhanh chóng mà không cần sử dụng nhiều phần mềm trung gian phức tạp và không ảnh hưởng đến hoạt động của hệ thống hiện tại. Sự phân chia quy trình và chức năng của hệ thống này cho phép module hóa và mang lại tính linh hoạt cao hơn.
Thông qua những phân tích đặc điểm và trường hợp cụ thể sử dụng của từng mô hình, bài viết có thể giúp doanh nghiệp có cái nhìn tổng quan hơn về ứng dụng của nó. Nếu quý khách hàng đang gặp phải vấn đề trong lựa chọn giữa kiến trúc Microservices vs Monolithic và cần sự tư vấn chi tiết hơn, liên hệ với chúng tôi để nhận được sự hỗ trợ và tìm ra giải pháp phù hợp nhất cho nhu cầu của doanh nghiệp.