Khả năng mở rộng, đáp ứng và linh hoạt là những yêu cầu cơ bản của việc phát triển ứng dụng. Và để đảm bảo ứng dụng có thể thích ứng nhanh với những thay đổi, nhiều doanh nghiệp đã lựa chọn kiến trúc Microservices vào phát triển và phân phối các ứng dụng lớn, phức tạp.
Vì sao nên chuyển đổi sang microservices?
Đối với những tổ chức, doanh nghiệp đang phát triển theo kiến trúc monolithic truyền thống, mọi chức năng, quy trình và dữ liệu sẽ được tích hợp chặt chẽ trong một hệ thống duy nhất. Khi một phần của ứng dụng xảy ra lỗi sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của toàn bộ hệ thống; điều này khiến những thay đổi, nâng cấp trở nên phức tạp và rủi ro hơn nhiều. Đây cũng chính là lúc kiến trúc microservices phát huy tối đa ưu điểm vượt trội của mình.
Lợi thế khi chuyển đổi sang kiến trúc Microservices.
Tăng khả năng phục hồi ứng dụng sau lỗi
Thay vì phát triển ứng dụng theo một hệ thống lớn đơn nhất, doanh nghiệp có thể chia nhỏ thành các service độc lập hoạt động như các thực thể riêng biệt. Khi có bất kì service nào xảy ra lỗi, chỉ service đó bị ảnh hưởng, không tác động đến các service hoặc chức năng khác. Điều này giúp giảm thiểu tác động của lỗi đến toàn bộ hệ thống.
Ngoài ra, việc thực hiện bảo trì hoặc nâng cấp hệ thống cũng trở nên dễ dàng hơn. Khi một số service phải tạm ngừng hoạt động để thực hiện bảo trì, người dùng vẫn có thể tiếp tục sử dụng các dịch vụ khác mà không bị gián đoạn. Điều này giúp mang lại trải nghiệm tốt nhất đến cho khách hàng trong quá trình sử dụng ứng dụng.
Mở rộng độc lập
Sự độc lập, riêng lẻ của các service giúp việc mở rộng quy mô cho từng chức năng trở nên đơn giản hơn, giúp tăng cường hiệu suất của các dịch vụ khác nhưng vẫn có thể tiết kiệm tài nguyên và giảm thiểu tối đa rủi ro.
Mỗi service trong microservice có thể mở rộng độc lập, tương ứng với: Tỷ lệ trục X (chạy nhiều instances của từng dịch vụ phía sau bộ cân bằng tải) bằng cách nhân bản với nhiều bộ nhớ hoặc CPU hoặc Tỷ lệ trục Z (phân vùng dịch vụ) theo kích thước bằng cách sử dụng sharding.
Triển khai ứng dụng với đa dạng framework, phiên bản và công cụ
Với kiến trúc microservices, các nhóm phát triển ứng dụng sẽ không bị ràng buộc bởi một ngôn ngữ duy nhất mà có thể sử dụng nhiều ngôn ngữ khác nhau, dễ dàng tích hợp để triển khai tự động với phần mềm mã nguồn mở.
Tăng tốc độ đưa sản phẩm ra thị trường
Khi muốn thêm hoặc chỉnh sửa một tính năng, nhà phát triển có thể triển khai một cách linh hoạt mà không ảnh hưởng đến các phần khác của ứng dụng. Điều này giúp doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa cơ hội phát triển, tiếp cận thị trường, điều chỉnh và cải thiện sản phẩm một cách tối ưu nhất.
Cải thiện ROI, giảm TCO
Với việc phân chia ứng dụng thành một loạt các service nhỏ hơn, mỗi service thực thi theo quy trình riêng sẽ giúp nhà phát triển không cần phải đầu tư vào các máy chủ có chi phí cao; thay vào đó các máy cơ bản có thể đáp ứng được yêu cầu của doanh nghiệp. Việc phát triển ứng dụng với kiến trúc microservices không chỉ giúp giảm chi phí hạ tầng mà còn hạn chế tình trạng downtime.
Bằng việc ứng dụng kiến trúc microservices, doanh nghiệp có thể tận dụng tối đa nguồn lực sẵn có, tăng cường khả năng phát triển và linh hoạt thay đổi theo nhu cầu của thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc doanh nghiệp có thể tối ưu chi phí (TCO) nhưng vẫn cải thiện được lợi tức đầu tư (ROI) để tạo nên những giá trị kinh doanh bền vững.
Những thách thức và giải pháp chuyển đổi sang microservices
Việc chuyển đổi sang kiến trúc microservices đòi hỏi sự đầu tư về thời gian, nguồn lực và kiến thức chuyên môn cao. Do đó, doanh nghiệp nên cân nhắc kỹ lưỡng trước khi chuyển đổi sang microservices.
2.1 Những thách thức khi chuyển đổi sang microservices
Một trong những thách thức lớn khi chuyển đổi là thiết kế kiến trúc và giao tiếp giữa các service. Doanh nghiệp cần xác định rõ ràng phạm vi, chức năng của từng service cũng như các giao thức truyền tin và định dạng dữ liệu. Bên cạnh đó, việc đảm bảo tính nhất quán và liên kết giữa các service cũng cần được đảm bảo trong quá trình hoạt động.
Một thách thức khác là quản lý tính phân tán của hệ thống. Nhà phát triển cần xử lý các vấn đề như độ trễ, bảo mật, giám sát hệ thống; đảm bảo cân bằng tải và khả năng chịu lỗi luôn được tối ưu.
2.2 Giải pháp chuyển đổi hiệu quả
Để đạt được hiệu quả trong quá trình chuyển đổi sang kiến trúc microservices, việc sắp xếp các service là rất quan trọng. Bằng cách áp dụng phương pháp DevOps, nhà phát triển có thể tạo ra các service phù hợp với dịch vụ. Đồng thời, sử dụng API để định tuyến yêu cầu đến các service thích hợp trong hệ thống không đồng bộ. Sử dụng các công cụ như Docker và Kubernetes để triển khai, quản lý và thay đổi quy mô Container trên các Node.
Ngoài ra, phương án nhanh nhất và hạn chế tôi đa rủi ro của quá trình chuyển đổi sang microservices là tìm kiếm đơn vị chuyên cung cấp dịch vụ tư vấn và triển khai. SUNTECO – đơn vị chuyên tư vấn, thiết kế, triển khai kiến trúc microservices, sẽ giúp doanh nghiệp thực hiện chuyển một cách dễ dàng và nhanh chóng hơn.
Hệ sinh thái Sunteco Cloud – Chuyển đổi sang kiến trúc microservices một cách tối ưu
Chuyển đổi sang kiến trúc microservices không phải là một cuộc hành trình dễ dàng, tuy nhiên mô hình này mang đến nhiều cơ hội và lợi ích kinh tế đáng kể cho các doanh nghiệp. Sự gia tăng không ngừng về số lượng doanh nghiệp chuyển đổi sang mô hình này là minh chứng rõ ràng cho sự vượt trội và lợi thế mà kiến trúc microservices đem lại.