data center là gì

Data Center là gì? Yếu tố nào để đánh giá Data Center chất lượng?

Hãy tưởng tượng Data Center như một “thành phố thu nhỏ” dành riêng cho máy móc, nơi tập trung các hệ thống máy tính, thiết bị lưu trữ, mạng lưới và các thành phần khác nhằm lưu trữ, xử lý và phân phối dữ liệu. Nơi đây được ví như “não bộ” của các tổ chức, doanh nghiệp, lưu giữ mọi thông tin vận hành và giao dịch quan trọng. Hãy cùng tìm hiểu sâu hơn về khái niệm Data Center là gì? và vai trò của data center trong thời đại số hóa hiện nay.

Data Center là gì? 

Data Center (viết tắt là DC) còn gọi là Trung tâm dữ liệu là nơi tập trung các máy chủ, hệ thống lưu trữ, mạng, và các thành phần khác để hỗ trợ các hoạt động liên quan đến công nghệ thông tin của tổ chức. Hiểu một cách đơn giản Trung tâm dữ liệu này có trách nhiệm vận hành và quản lý Server của toàn bộ hệ thống. Ngày nay, các dịch vụ cho thuê chỗ đặt máy chủ đã được các doanh nghiệp trong nước sử dụng rộng rãi nhờ vào sự tiện ích cùng với chi phí hợp lý của nó.

Với sự gia tăng không ngừng của dữ liệu và nhu cầu truy cập tức thời, vai trò của Data Center ngày càng trở nên quan trọng trong việc duy trì hoạt động kinh doanh liên tục và hiệu quả. 

Data Center LÀ GÌ

Data Center là gì?

Tầm quan trọng của Data Center?

Data Center đóng vai trò đảm bảo rằng dữ liệu được lưu trữ an toàn, có thể truy cập và xử lý nhanh chóng. Đối với các doanh nghiệp, Data Center giúp đảm bảo hoạt động kinh doanh không bị gián đoạn, cung cấp nền tảng cho các ứng dụng, dịch vụ trực tuyến, và hỗ trợ các công việc hàng ngày như email, hệ thống quản lý tài liệu, và cơ sở dữ liệu khách hàng.

Dưới đây là một số vai trò chính của trung tâm dữ liệu:

  1. Lưu trữ dữ liệu:

Trung tâm dữ liệu là nơi lưu trữ an toàn và bảo mật cho một lượng lớn dữ liệu bao gồm dữ liệu kinh doanh, dữ liệu cá nhân, dữ liệu khoa học, v.v. Dữ liệu được lưu trữ trên các thiết bị lưu trữ như ổ cứng, ổ đĩa quang, băng cassette và lưu trữ đám mây.

Trung tâm dữ liệu đảm bảo dữ liệu được bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại như trộm cắp, thiên tai, hỏa hoạn và lỗi phần mềm.

  1. Xử lý dữ liệu:

Trung tâm dữ liệu cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để xử lý dữ liệu, bao gồm máy chủ, bộ xử lý, bộ nhớ và các thiết bị mạng. Dữ liệu được xử lý để phục vụ nhiều mục đích khác nhau như phân tích dữ liệu, báo cáo, truy vấn, v.v. Trung tâm dữ liệu đảm bảo dữ liệu được xử lý nhanh chóng, chính xác và hiệu quả.

  1. Cung cấp dịch vụ:

Trung tâm dữ liệu cung cấp nhiều dịch vụ khác nhau cho các tổ chức và cá nhân, bao gồm dịch vụ lưu trữ web, dịch vụ email, dịch vụ điện toán đám mây, v.v.

Các dịch vụ này giúp các tổ chức và cá nhân truy cập và sử dụng dữ liệu một cách dễ dàng và thuận tiện.

Trung tâm dữ liệu đảm bảo các dịch vụ được cung cấp một cách ổn định, tin cậy và an toàn.

  1. Hỗ trợ ứng dụng:

Trung tâm dữ liệu hỗ trợ nhiều ứng dụng khác nhau, bao gồm ứng dụng web, ứng dụng di động, ứng dụng doanh nghiệp, v.v.

Trung tâm dữ liệu cung cấp cơ sở hạ tầng cần thiết để các ứng dụng hoạt động hiệu quả.

Trung tâm dữ liệu đảm bảo các ứng dụng luôn sẵn sàng sử dụng và đáp ứng nhu cầu của người dùng.

  1. Bảo mật thông tin:

Các doanh nghiệp khi thuê dịch vụ cung cấp chỗ đặt máy chủ, họ sẽ có được một không gian lưu trữ dữ liệu an toàn, chuyên nghiệp. Bạn chỉ cần sử dụng các đường truyền như xDSL hay PSTN/ISD là đã có thể sử dụng. Điều đặc biệt là bạn không cần phải cài đặt phức tạp hoặc tốn nhiều thời gian.

Data Center đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kỷ nguyên số,

Data Center đóng vai trò vô cùng quan trọng trong kỷ nguyên số

Thành phần chính của Data Center là gì?

Cơ sở hạ tầng vật lý

Không gian và vị trí: Data center cần được xây dựng ở vị trí an toàn, có điều kiện khí hậu ổn định và dễ dàng kết nối với các cơ sở hạ tầng mạng.

Kiến trúc và thiết kế: Phòng máy chủ và các khu vực liên quan phải được thiết kế hợp lý để tối ưu hóa luồng không khí, cung cấp nguồn điện dự phòng và đảm bảo khả năng mở rộng.

Hệ thống điện và nguồn dự phòng: Để đảm bảo hoạt động liên tục, data center phải có nguồn điện ổn định với hệ thống UPS (Uninterruptible Power Supply) và máy phát điện dự phòng.

Hệ thống mạng

Cấu trúc mạng: Bao gồm các kết nối mạng chính như LAN (Local Area Network) và WAN (Wide Area Network) để đảm bảo dữ liệu có thể lưu thông tự do và an toàn giữa các máy chủ và các hệ thống khác.

Thiết bị mạng: Các thiết bị như switch, router, và firewall đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý luồng dữ liệu, bảo vệ mạng và kết nối giữa các thiết bị.

Thiết bị lưu trữ

Máy chủ: Các loại máy chủ như server và blade server được sử dụng để xử lý và lưu trữ dữ liệu.

Thiết bị lưu trữ: Các giải pháp lưu trữ bao gồm SAN (Storage Area Network), NAS (Network-Attached Storage), SSD (Solid-State Drive), và HDD (Hard Disk Drive) giúp lưu trữ và truy cập dữ liệu hiệu quả.

Hệ thống làm mát

Phương pháp làm mát: Làm mát bằng không khí hoặc chất lỏng là các phương pháp phổ biến để duy trì nhiệt độ ổn định trong data center.

Thiết bị làm mát: Hệ thống HVAC (Heating, Ventilation, and Air Conditioning) và CRAC (Computer Room Air Conditioner) giúp kiểm soát nhiệt độ và độ ẩm, đảm bảo các thiết bị hoạt động trong môi trường lý tưởng.

Hệ thống bảo mật

Bảo mật vật lý: Kiểm soát truy cập, camera giám sát, và các biện pháp bảo vệ vật lý khác giúp ngăn chặn truy cập trái phép.

Bảo mật mạng: Firewall, hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập (IDS/IPS), VPN (Virtual Private Network) bảo vệ dữ liệu khỏi các cuộc tấn công mạng.

Hệ thống quản lý và giám sát

Công cụ quản lý: Phần mềm quản lý cơ sở hạ tầng (DCIM – Data Center Infrastructure Management) giúp giám sát và quản lý toàn bộ hoạt động của data center.

Giám sát hiệu suất: Các công cụ theo dõi hiệu suất giúp đảm bảo các thiết bị và hệ thống hoạt động hiệu quả, phát hiện và xử lý sự cố kịp thời.

Nhân viên điều hành, quản lý và giám sát 

Nhân viên điều hành, quản lý và giám sát hoạt động của các thiết bị và cơ sở hạ tầng bên trong trung tâm dữ liệu để đảm bảo mọi thứ được vận hành đúng và xuyên suốt.

 

data center là gì

Các thành phần chính trong Data Center 

Các xu hướng mới trong Data Center là gì?

Cloud Data Center

Cloud Data Center là mô hình trung tâm dữ liệu đám mây, nơi các tài nguyên và dịch vụ data center được cung cấp qua internet. Lợi ích của cloud data center bao gồm khả năng mở rộng linh hoạt, giảm chi phí đầu tư ban đầu, và khả năng truy cập từ bất kỳ đâu có kết nối internet.

Data Center Edge

Data Center Edge là mô hình xử lý dữ liệu ở gần nguồn phát sinh dữ liệu để giảm độ trễ và tăng hiệu quả. Điều này rất quan trọng đối với các ứng dụng IoT và các dịch vụ yêu cầu xử lý thời gian thực. Edge data center giúp cải thiện hiệu suất và giảm tải cho các trung tâm dữ liệu lớn.

Data Center xanh (Green Data Center)

Data Center xanh sử dụng các công nghệ tiết kiệm năng lượng và các biện pháp giảm thiểu tác động môi trường. Các trung tâm dữ liệu này tuân theo các tiêu chuẩn và chứng nhận như LEED (Leadership in Energy and Environmental Design) và Energy Star để đảm bảo hiệu suất năng lượng và bảo vệ môi trường.

Data Center kết hợp (Hybrid Data Center)

Data Center kết hợp kết hợp giữa on-premises và cloud, cung cấp sự linh hoạt và khả năng kiểm soát tốt hơn. Mô hình này cho phép doanh nghiệp tận dụng lợi ích của cả trung tâm dữ liệu tại chỗ và dịch vụ đám mây, đáp ứng các nhu cầu cụ thể về bảo mật, khả năng mở rộng, và chi phí.

Uptime Tier – Tiêu chí đánh giá chất lượng Trung tâm dữ liệu

Uptime Tier là hệ thống tiêu chuẩn quốc tế do Uptime Institute (Tổ chức Nghiên cứu Chuyên nghiệp về Trung tâm dữ liệu) Hoa Kỳ đề ra, dùng để đánh giá chất lượng và độ tin cậy của Trung tâm dữ liệu (Data Center). Hệ thống này phân chia Trung tâm dữ liệu thành 4 cấp độ, từ thấp đến cao:

  • Tier 1: Chỉ có một con đường duy nhất để cấp nguồn và làm mát, không có các hệ thống dự phòng. Thời gian hoạt động Uptime khoảng 99,671% / năm.
  • Tier 2: Chỉ có một con đường duy nhất để cấp nguồn và làm mát, có một số thành phần dự phòng và phục hồi. Thời gian hoạt động Uptime khoảng 99,749% / năm.
  • Tier 3: Có nhiều con đường để cấp nguồn điện và làm mát, cũng như có nhiều hệ thống dự phòng. Dựa vào đó, nhân viên có thể làm việc ngay trong quá trình thiết lập mà không cần phải sử dụng ở chế độ ngoại tuyến. Thời gian hoạt động Uptime khoảng ​99,982%/năm.
  • Tier 4: Có khả năng chịu lỗi hoàn toàn với hệ thống dự phòng cho tất cả mọi thành phần. Thời gian hoạt động Uptime ​​khoảng 99.995%/ năm.

Data center là gì

4 cấp độ Uptime Tier để đánh giá chất lượng của Data Center

Mức độ Uptime Tier càng cao, Trung tâm dữ liệu càng có khả năng hoạt động liên tục, ổn định và đảm bảo an toàn cho dữ liệu.

Tại Việt Nam:

  • Tại Việt Nam, Datacenter Tier 3 là cấp độ cao nhất mà các trung tâm dữ liệu đạt được, tiêu biểu như EcoDC tại Khu công nghệ cao Láng Hòa Lạc đạt cả 2 chuẩn về Tier 3  về thiết kế (TCDD) và xây dựng (TCCF).
  • Việc lựa chọn Datacenter có Uptime Tier cao là vô cùng quan trọng cho các tổ chức, doanh nghiệp, đặc biệt là những đơn vị hoạt động trong lĩnh vực đòi hỏi độ tin cậy và an toàn dữ liệu cao như tài chính, ngân hàng, y tế,…

Dưới đây là bảng so sánh các cấp độ Uptime Tier:

Cấp độ Thời gian hoạt động Khả năng chịu lỗi Đặc điểm
Downtime tối đa mỗi năm
Tier 1 99.671% Không có Hệ thống cơ bản, ít dự phòng, chi phí thấp 28,8 giờ
Tier 2 99.741% Có một số thành phần dự phòng Cải thiện độ tin cậy, đáp ứng nhu cầu cơ bản 22 giờ
Tier 3 99.982% Dự phòng N+1 cho tất cả thành phần Hoạt động liên tục, ít khi gián đoạn, đáp ứng nhu cầu cao 1,6 giờ
Tier 4 99.995% 2N hoặc 2N + 1 – Chịu được sự cố thảm khốc Độ tin cậy cao nhất, đáp ứng nhu cầu khắt khe nhất 26,3 phút

Sunteco – Sở hữu Data Center chuẩn Uptime Tier 3 về thiết kế và xây dựng 

Sunteco tự hào là đơn vị tiên phong tại Việt Nam cung cấp  hệ sinh thái giải pháp điện toán đám mây toàn diện cho doanh nghiệp. Là thành viên của Tập đoàn Viễn thông Quốc tế HITC, Sunteco được thừa hưởng lợi thế từ hệ thống trung tâm dữ liệu EcoDC – Data Center ở Việt Nam đầu tiên đạt chuẩn quốc tế Uptime Tier 3 về thiết kế (TCDD) và xây dựng (TCCF). Nhờ vậy, Sunteco có thể mang đến cho khách hàng dịch vụ Cloud với độ ổn định, an toàn và bảo mật cao nhất.

data center là gì

Toàn cảnh EcoDC tọa lạc tại Khu Công nghệ cao Hòa Lạc, Hà Nội.

Điểm nổi bật của EcoDC:

  • Hệ thống hạ tầng hiện đại: Trung tâm dữ liệu có diện tích 3.000 mét vuông, 5 tầng với 750 rack chứa đựng nguồn tài nguyên không giới hạn. Hệ thống làm mát tiên tiến Inrow cooling cùng hệ thống điều hòa hiện đại giúp tối ưu hiệu quả làm mát, tiết kiệm điện năng và bảo vệ môi trường.
  • Độ an toàn và tin cậy cao: Trung tâm dữ liệu đạt các chứng chỉ quốc tế uy tín như PCI-DSS, ISO 9001-2013 và ISO 9001-2015, đảm bảo an toàn và bảo mật cho dữ liệu của khách hàng. Hệ thống điện dự phòng kép cùng hệ thống giám sát 24/7 đảm bảo tính liên tục và ổn định của dịch vụ.
  • Môi trường lý tưởng: Nhiệt độ và độ ẩm môi trường mặt trước tủ rack luôn được duy trì liên tục ở nhiệt độ 23 ± 2 độ C (từ 210C đến 250C); Độ ẩm tương đối: 50 ± 10% (từ 40% đến 60%) đảm bảo tuổi thọ cho thiết bị và chất lượng dữ liệu. 
  • Một điểm nhấn đặc biệt là EcoDC sở hữu 2 nguồn điện, một nguồn chính và một nguồn backup, mỗi nguồn đều có USP, đảm bảo tính liên tục và ổn định của dịch vụ.

EcoDC được trang bị hệ thống hạ tầng hiện đại

Lợi thế khi khách hàng lựa chọn nhà cung cấp Cloud có Data Center chuẩn quốc tế Uptime Tier 3 như Sunteco

Nguồn gốc sức mạnh của dịch vụ điện toán đám mây như dịch vụ cho thuê máy chủ ảo, dịch vụ lưu trữ dữ liệu, CDN… nằm ở cơ sở hạ tầng mạnh mẽ do các trung tâm dữ liệu cung cấp. Data center tập trung mạng lưới máy chủ, hệ thống lưu trữ và các thành phần mạng rộng lớn. Phần cứng bên trong các trung tâm dữ liệu là xương sống cho phép đám mây thực hiện những hứa hẹn về khả năng mở rộng, tính linh hoạt và tối ưu hóa tài nguyên. Dưới đây là những lợi ích khi khách hàng sử dụng dịch vụ Cloud từ Sunteco: 

  • Mức độ sẵn sàng 99.982%: Sunteco cam kết đảm bảo mức độ sẵn sàng dịch vụ lên đến 99.982%, tương đương với thời gian ngừng hoạt động không quá 1,6 giờ mỗi năm. Nhờ vậy, bạn có thể yên tâm về sự ổn định và an toàn cho hệ thống cũng như dữ liệu của mình.
  • Khả năng phục hồi nhanh chóng: Trong trường hợp sự cố, data center Tier 3 có khả năng phục hồi nhanh chóng nhờ hệ thống tự động hóa và quy trình dự phòng được tối ưu hóa.
  • An ninh vật lý: EcoDC có hệ thống kiểm soát ra vào chặt chẽ, camera giám sát 24/7 và các biện pháp chống xâm nhập tiên tiến.
  • Bảo mật mạng: Hệ thống mạng được bảo vệ bởi tường lửa thế hệ tiếp theo, hệ thống phát hiện và ngăn chặn xâm nhập, bảo vệ dữ liệu khỏi truy cập trái phép.
  • Bảo mật dữ liệu: Dữ liệu được lưu trữ và mã hóa bằng các thuật toán mạnh mẽ, bảo vệ bởi các biện pháp kiểm soát truy cập nghiêm ngặt.
  • Hạ tầng có thể mở rộng: Hạ tầng được thiết kế để đáp ứng nhu cầu phát triển của doanh nghiệp. Khả năng mở rộng linh hoạt giúp nâng cấp dung lượng lưu trữ, máy chủ và các tài nguyên khác mà không ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh.
  • Đa dạng giải pháp: Sunteco là đơn vị tiên phong tại Việt Nam cung cấp giải pháp điện toán đám mây toàn diện cho Microservices. Hệ sinh thái Sunteco Cloud bao gồm hơn 40 dịch vụ đa dạng, từ hạ tầng như VM, Driver, S3, CDN đến các công nghệ nền tảng tối ưu cho ứng dụng như container, database, cache, queue, logger. Với danh mục dịch vụ phong phú, Sunteco đáp ứng mọi nhu cầu hạ tầng cho doanh nghiệp ở mọi quy mô, giúp giảm 40% chi phí đầu tư và rút ngắn 80% thời gian phát triển ứng dụng. Sunteco cam kết an toàn, bảo mật và đảm bảo tỷ lệ uptime lên đến 99.99%, mang lại hiệu suất vận hành tối ưu cho doanh nghiệp.
  • Sunteco hỗ trợ 24/7: Sunteco cung cấp dịch vụ hỗ trợ khách hàng chuyên nghiệp 24/7, đảm bảo giải đáp mọi thắc mắc và hỗ trợ kịp thời cho khách hàng trong suốt quá trình sử dụng dịch vụ.
data center
Các thiết bị tại EcoDC đều được nhập khẩu từ nước ngoài
Với những khách hàng thuê đặt để máy chủ, doanh nghiệp sẽ có được một máy chủ riêng đặt tại tủ rack trong EcoDC, đảm bảo khả năng bảo mật và thời gian kết nối Server với Internet 24/24. Còn với máy chủ ảo, doanh nghiệp có thể tự do chọn cấu hình, lựa chọn ứng dụng và triển khai các hoạt động phục vụ kinh doanh phù hợp. Các lựa chọn này giúp doanh nghiệp tối ưu chi phí hiệu quả, không cần phải đầu tư hệ thống phần cứng hoặc chi phí vận hành, bảo trì phần cứng đắt đỏ.
Ngoài ra, Doanh nghiệp có thể thuê một không gian riêng, một tủ rack riêng biệt trong hệ thống EcoDC để đặt Server của mình. Nhờ đó, Server doanh nghiệp vẫn được sử dụng các hệ thống cơ sở hạ tầng hiện đại sẵn có như hệ thống dự phòng, làm mát, bảo mật vật lý,… và khả năng kết nối Internet mà không mất quá nhiều chi phí.
Camera an ninh và vân tay tăng cường bảo mật định danh xác thực danh tính khách hàng khi ra vào trung tâm EcoDC

Hy vọng với những thông tin trong bài viết đã giúp bạn hiểu được khái niệm Data Center là gì? Nếu doanh nghiệp có nhu cầu sử dụng dịch vụ Cloud hoặc tìm kiếm đối tác để thuê chỗ đặt máy chủ hãy liên hệ với hotline 078.678.3868 để được tư vấn ngay hôm nay.

Bạn cần chuyên gia tư vấn giải pháp Cloud phù hợp?

Vui lòng để lại thông tin, chúng tôi sẽ liên hệ với bạn trong thời gian sớm nhất!