Khi nhắc đến kiến trúc phần mềm, hai khái niệm quan trọng luôn thu hút sự chú ý đó là microservices và API gateway. Vậy sự khác nhau giữa API gateway và microservices là gì? Hai cấu trúc này có mối liên hệ như thế nào? Tham khảo bài viết dưới đây để tìm ra đáp án cho câu hỏi này.
Microservices: Mô hình phát triển ứng dụng hiện đại
Microservices là một kiến trúc phần mềm được sử dụng trong việc xây dựng các ứng dụng phân tán. Trong mô hình microservices, ứng dụng được phân chia thành các thành phần nhỏ hơn gọi là service độc lập, có khả năng hoạt động độc lập và giao tiếp với nhau qua giao thức được chọn như HTTP.
Microservices: mô hình phát triển ứng dụng hiện đại
Mỗi dịch vụ trong kiến trúc microservices có thể được phát triển và quản lý độc lập. Các services này thường có mục đích cụ thể và thực hiện một chức năng nhất định của ứng dụng. Ví dụ, một service có thể xử lý thanh toán, một service khác có thể xử lý đăng nhập và xác thực người dùng. Mỗi service có thể sử dụng công nghệ và ngôn ngữ lập trình khác nhau tùy theo yêu cầu của chức năng cụ thể mà nó đảm nhiệm.
Tìm hiểu chi tiết về microservices tại đây
Cấu trúc API gateway
Cấu trúc API gateway là một dịch vụ được sử dụng để quản lý và kiểm soát lưu lượng API trong một hệ thống phân tán. Công cụ này hoạt động như một lớp trung gian giữa các ứng dụng và dịch vụ, đóng vai trò như một “cổng” cho phép giao tiếp và tương tác giữa chúng.
Mô hình hoạt động của ứng dụng API gateway
Tìm hiểu chi tiết về API gateway tại đây
Mối quan hệ giữa Microservices và API Gateway
Bằng cách áp dụng kiến trúc microservices, các tổ chức có thể đạt được tính linh hoạt và khả năng mở rộng cao trong quá trình phát triển phần mềm. Mỗi microservices được xây dựng và quản lý độc lập, sử dụng các ngôn ngữ, công nghệ và cơ sở dữ liệu khác nhau. Phương pháp module hóa này cho phép các nhóm tập trung vào các tính năng cụ thể, giúp tăng tốc quá trình phát triển và làm việc.
Đặc biệt, API gateway đóng vai trò quan trọng trong việc quản lý giao tiếp và phối hợp giữa các dịch vụ phân tán này. Mô hình cung cấp một entry point duy nhất tiếp nhận các yêu cầu và điều hướng thành phần này đến microservices tương ứng. Công cụ này xử lý các nhiệm vụ như chuyển tiếp yêu cầu, biến đổi dữ liệu, xác thực, ủy quyền và quản lý lỗi.
Sự kết hợp của Microservices & API Gateway trong phát triển hệ thống ứng dụng
Với sự hỗ trợ của API gateway, nhà phát triển có thể tập trung xây dựng các microservice cá nhân, đồng thời trừu tượng hóa các khía cạnh phức tạp của giao tiếp giữa các microservices. Gateway giúp các thành phần phát triển và mở rộng độc lập mà không ảnh hưởng đến hệ thống tổng thể.
Microservices | API gateway | ||
---|---|---|---|
Microservices là cách tiếp cận chia nhỏ các thành phần silo lớn thành các thành phần nhỏ hơn. | API là một giao diện lập trình giúp các dịch vụ khác nhau có thể truyền thông tin, yêu cầu và nhận phản hồi từ nhau. | ||
Tạo microservices dễ dàng và tốn ít thời gian hơn cho nhà phát triển. | Tạo và duy trì API hơi khó so với microservices. | ||
Nhà phát triển có thể tạo các module khác nhau cho các tính năng và chức năng riêng lẻ với microservices. | API giúp các module riêng lẻ đó giao tiếp với nhau mà không gặp khó khăn. | ||
Không thể giao tiếp được với các microservices khác nếu không có bên thứ ba. | Với sự trợ giúp của API, các microservices có thể giao tiếp với nhau một cách thuận tiện. | ||
Microservices thường được thiết kế để giải quyết các ứng dụng hoặc hệ thống phức tạp một cách tối ưu và dễ dàng quản lý trong tổ chức | API cho phép các ứng dụng tận dụng lại các chức năng đã được xây dựng và kiểm tra trước đó, giúp tiết kiệm thời gian và công sức trong quá trình phát triển. | ||
Một microservices chỉ có một API. | Một API có thể gọi các microservices khác nhau. |
Như vậy, Microservices và APIs đóng vai trò khác nhau trong quá trình phát triển ứng dụng và cung cấp những khả năng riêng biệt giúp tối ưu hóa quá trình xây dựng và tích hợp các phần mềm. Với sự kết hợp này, các tổ chức, doanh nghiệp có thể tận dụng khả năng của cả hai mô hình để phát triển chức năng cụ thể và tối ưu hóa việc quản lý.